MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bà lão 70 tuổi cay đắng: Chăm cháu mệt mỏi không được một lời cảm ơn, con gái còn dọa từ mặt!

05-03-2024 - 07:40 AM | Sống

Chăm cháu là niềm vui tuổi già của nhiều người, nhưng bà Lý thì không như vậy.

Bà Lý là mẫu người điển hình của gia đình. Bà năm nay đã 70 tuổi, hiện sống tại Tô Châu, Trung Quốc. Bà có một người con gái. Cô là niềm tự hào của bà Lý. Bà dành cả đời làm việc và chăm sóc cho con cái.

Tuy nhiên, bà Lý không ngờ mối quan hệ với con gái lại lâm vào bế tắc. Khi con gái sinh cháu trai, cuộc đời của của bà đã thay đổi đáng kể. Lúc đầu, bà vui vẻ nhận trách nhiệm chăm sóc cháu ngoại. Bà cho rằng đây là niềm hạnh phúc vô bờ khi về già.

Tuy nhiên, không lâu sau, bà nhận ra rằng chăm cháu không phải là một việc dễ dàng. Việc cháu trai quấy khóc, ốm bệnh khiến bà cảm thấy bất lực. Điều khiến bà Lý càng khó chấp nhận hơn là cô con gái dường như không nhận ra sự vất vả của mẹ. Đôi khi, cô thậm chí còn mất bình tĩnh với mẹ vì những chuyện nhỏ nhặt.

Dần dần, bà Lý bắt đầu nghi ngờ quyết định của mình. Ban đầu, bà cho rằng việc giúp con gái chăm sóc con cái là thể hiện tình cảm gia đình. Nhưng giờ đây, bà cảm thấy bản thân như mình bị mắc kẹt trong một chiếc lồng vô tận. Bà mất tự do, không có thời gian trò chuyện với những người cùng tuổi. Cuộc sống của bà lão 70 tuổi trở nên đơn điệu, đầy mệt mỏi và bất lực.

Bà lão 70 tuổi cay đắng thốt lên:

Cuối cùng, khi cháu trai vào mẫu giáo, bà quyết định chấm dứt tình trạng này. Bà nói với con gái về quyết định sẽ thôi chăm cháu để về quê an hưởng tuổi già. Thực tế, phản ứng của con gái khiến bà thất vọng. Con gái không những cảm ơn hay báo đáp công ơn của mẹ mà còn trách bà không đủ trách nhiệm, thậm chí còn dọa cắt đứt quan hệ hai mẹ con.

Sau sự việc này, tâm tình của bà Lý dần thay đổi. Bà hiểu ra, cuộc sống muốn hạnh phúc phải dựa vào chính mình. Bà bắt đầu chú ý đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cá nhân, không còn ràng buộc bản thân với trách nhiệm gia đình và con cái nữa. Bà còn tham gia một số hoạt động xã hội, làm quen với những người bạn mới để cuộc sống thêm phong phú.

Sau một thời gian về quê, thay đổi cách sống, bà Lý tìm lại được niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Con gái của bà sau một thời gian trông con cuối cùng cũng hiểu ra nỗi khổ của mẹ. Cô từng quay về xin lỗi mẹ vì những sai lầm trong quá khứ. Mối quan hệ giữa bà Lý và con gái cũng trở nên thân thiết và hòa hợp hơn.

Câu chuyện của bà Lý cho thấy rằng tình yêu giữa các thành viên trong gia đình đòi hỏi sự hy sinh. Dẫu vậy, các thành viên cũng cần phải trân trọng và hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt là con cái, chúng ta nên quan tâm đến đời sống và sức khỏe tinh thần của người cao tuổi. Cha mẹ đã dành cả đời cho gia đình. Những năm tháng cuối đời, phận làm con nên quan tâm, đồng hành nhiều hơn để cha mẹ cảm nhận được sự ấm áp, hạnh phúc của mái ấm gia đình.

Thái độ là nền tảng của hạnh phúc

Bà lão 70 tuổi cay đắng thốt lên:

Trong cuộc sống của chúng ta, có thể nói tâm lý là điều quan trọng quyết định vận mệnh và hạnh phúc.

Trong chặng đường dài của cuộc đời, tiền bạc và sự nghiệp mặc dù cũng rất cần thiết nhưng chúng chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu về vật chất chứ không thể chữa lành cho tâm hồn.

Đối với nhiều người cao tuổi, họ đã trải qua đủ các cung bậc thăng trầm của cuộc sống. Họ nhìn thấu được những sự kết thúc, sự chia ly, hạnh phúc hay thịnh vượng. Hơn hết, họ hiểu rõ những gì mình thực sự mong muốn và theo đuổi.

Khi ấy, tiền bạc hay vật chất cũng không phải vấn đề hàng đầu, cái mà họ theo đuổi chính là sự bình yên trong tâm hồn và sự thoải mái tinh thần.

Một thái độ tích cực và lạc quan có thể giúp chúng ta đối mặt tốt hơn với những thử thách và khó khăn khác nhau trong cuộc sống. 

Thêm vào đó, người cao tuổi cần hiểu, cha mẹ mới là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy và sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ sẽ giúp những đứa trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt. Do đó, việc quan trọng của người cao tuổi đó là sống vui khỏe, hạnh phúc.

Theo Sohu

Theo Thùy Anh

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên