Sau 70 tuổi, đi bộ tập thể dục có thực sự tốt cho tuổi thọ không? Bác sĩ trả lời: Hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ
Đi qua tuổi trung niên, ngày càng nhiều người lo ngại cho sức khỏe bản thân, muốn tìm cách cải thiện thông qua tập thể dục. Tuy nhiên, vận động bằng cách đi bộ có thực sự đem tới lợi ích?
- 19-02-2024Thấy 2 con trai bất hiếu, lão nông lấy bảo vật gia truyền đi từ thiện: Chuyên gia trả giá tiền tỷ nhưng ông vẫn bật khóc
- 17-02-202465 tuổi, điều tôi hối hận nhất sau khi nghỉ hưu là bỏ ra gần 6,9 tỷ mua căn nhà rộng 180m2: Giờ ở không được, bán cũng không xong
- 17-02-2024Trong "10 năm hoàng kim" từ 50-60 tuổi, ai sở hữu đủ 3 điều này, xin chúc mừng tuổi già luôn gặp nhiều may mắn
Sáu giờ sáng, bác Trương lại ra khỏi nhà.
"Hôm nay bác dậy sớm thế?" Chủ quán bán hàng ăn sáng mỗi ngày đều nhìn bác đi ngang qua.
"Tôi quen rồi. Tôi đi 3.000 bước mỗi ngày, không thể lười biếng được."
"Bảo sao sức khỏe của bác tốt như vậy, nhưng vẫn phải cẩn thận."
Nhiều người rất chú trọng đến sức khỏe khi về già, có người chọn cách tập thể dục hàng ngày, trong khi những người khác lại cho rằng nghỉ ngơi sẽ tốt hơn. Những người như bác Trương không phải là hiếm. Nhưng sau 70 tuổi, đi bộ tập thể dục có thực sự tốt cho tuổi thọ không? Câu trả lời có thể khác với bạn nghĩ.
Đã qua 70 tuổi có nên đi bộ tập thể dục hàng ngày không?
Nhiều người có ấn tượng rằng, qua độ tuổi 70 thì cơ thể đã già, xương cốt "lỏng lẻo" và có thể bị ngã bất cứ lúc nào khi vận động. Vì lo ngại rủi ro này, không ít người cao tuổi tự hạn chế việc đi lại của chính mình. Nhưng thực tế có phải như vậy không?
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người lớn tuổi. Một số chuyên gia còn cho rằng, tập thể dục có thể kích thích vỏ não của người cao tuổi, có lợi cho việc cải thiện quá trình suy giảm trí não và giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Đồng thời, tập thể dục còn có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp người già tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phù hợp với người cao tuổi. Tập luyện quá sức sẽ gây ra những biến động bất thường về huyết áp, lipid máu, lượng đường trong máu, vì vậy, người cao tuổi nên chọn những bài tập có cường độ nhẹ đến trung bình phù hợp với thể trạng của mình. Từ góc độ này, đi bộ thực sự phù hợp để những người ngoài độ tuổi 70 lựa chọn.
Năm ngoái, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ có ý nghĩa rất lớn cho tuổi thọ con người, cụ thể là góp phần phòng ngừa và kiểm soát tim mạch ở người cao tuổi, hạn chế nguy cơ đột quỵ và các biến chứng tim mạch phổ biến khác.
Nghiên cứu ghi lại số bước đi mỗi ngày của 452 người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên. Từ đó, các chuyên gia phát hiện ra rằng, những người cao tuổi đi bộ ít hơn khoảng 2.000 bước mỗi ngày có 11,5% nguy cơ mắc bệnh tim mạch; những người đi bộ khoảng 4.500 bước có nguy cơ mắc bệnh tim mạch chỉ 3,5%. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đi bộ nhiều hơn đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đi bộ thích hợp có thể giúp người cao tuổi kiểm soát huyết áp, lipid máu và lượng đường trong máu. Cụ thể là việc đi bộ thường xuyên giúp cải thiện độ nhạy insulin. Nếu đi bộ từ 20-30 phút sẽ giúp giảm đường huyết trong 24 giờ, bởi đi bộ giúp giảm nguồn dự trữ glycogen, tiêu hao glucose và đưa lượng đường trong máu về mức bình thường.
4 kiểu vận động này mới thực sự không phù hợp với người cao tuổi
Vào khoảng tuổi 35, cơ thể con người bắt đầu mất dần khối lượng xương. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng cùng với sự tăng lên của tuổi tác. Nếu không chú ý tập luyện và duy trì còn có thể gây ra các vấn đề như loãng xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nhưng cần lưu ý rằng việc duy trì bài tập cũng rất đặc biệt, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, không phải bài tập nào cũng phù hợp.
Đặc biệt, có 4 kiểu vận động sau đây không tốt cho xương khớp của người cao tuổi, nên tránh xa.
1. Bài tập "phi yến", gập bụng
"Phi yến" là một động tác rèn luyện cơ lưng và cơ thắt lưng nổi tiếng, mô phỏng theo hình dạng chú chim yến đang cất cánh bay. Tuy nhiên, do người cao tuổi thường mắc các vấn đề lão hóa ở khớp và đĩa đệm nên việc mù quáng chạy theo xu hướng có thể làm tăng gánh nặng cho khớp. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây gãy xương và hẹp ống sống thắt lưng (là tình trạng ống sống thắt lưng bị hẹp lại gây chèn ép các rễ thần kinh và rễ thần kinh ở chùm đuôi ngựa trước khi thoát ra khỏi lỗ).
Động tác phi yến thực chất không tốt cho lưng của người lớn tuổi.
Ngoài ra, động tác gập bụng cũng không thích hợp cho người già vì bài tập này có những yêu cầu nhất định đối với cột sống cổ và thắt lưng của con người. Đây đều là những bộ phận dễ tổn thương đối với người lớn tuổi. Nếu khả năng vận động kém, khi thực hiện động tác này, họ hoàn toàn có thể phải chịu những tổn thương không thể phục hồi.
2. Leo cầu thang
Leo cầu thang có những yêu cầu nhất định về sức bền của khớp gối. Bài tập này trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên đầu gối và tăng tổn thương cho khớp gối, không tốt cho sức khỏe của cẳng chân và bàn chân.
3. Cúi gập bụng
Nhiều người thường thực hiện một số động tác gập người về phía trước, đồng thời có chạm tay vào mũi chân để khởi động trước khi tập. Tuy nhiên động tác này sẽ có tác động nhất định đến cột sống, xương, cơ và thậm chí cả huyết áp nên không thực sự phù hợp với người cao tuổi, tránh những rủi ro bất lợi như căng cơ, chóng mặt, ngã…
Ảnh minh họa: Internet
4. Hoạt động nhảy
Các môn thể thao nhảy thường đòi hỏi mức độ cao hơn của chức năng tim phổi và các chức năng khác của cơ thể con người. Đây cũng là bài tập thể dục vất vả đối với người già nên đừng vội thực hiện, nếu không giữ thăng bằng tốt sẽ làm tăng nguy cơ té ngã.
*Nguồn: Sohu