Bài học xử lý rác thải từ cốc trà sữa, bẫy gián đến những núi rác cao hơn cả "Nữ thần Tự do" của Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quốc là quốc gia phát thải rắn đô thị (MSW) lớn thứ hai thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã phải ban hành kế hoạch phân loại rác vào tháng 3/2017, nhằm mục tiêu tái chế 35% chất thải tại 46 thành phố lớn, bao gồm Thượng Hải, vào năm 2020.
- 30-11-2019Bloomberg: Ấn Độ không muốn ký RCEP vì sợ ảnh hưởng đến dân nghèo, Nhật Bản quyết không tham gia nếu thiếu Ấn Độ
- 29-11-2019Forbes: Tại sao Việt Nam cần tới 6 hãng hàng không?
- 29-11-20194 yếu tố đưa Việt Nam trở thành "câu chuyện tăng trưởng công nghệ thần kỳ" tiếp theo của Đông Nam Á
Thượng Hải có dân số lên đến 24 triệu người, mặc dù có thể đi sau các thành phố ở Mỹ, Đài Loan hay Nhật Bản, chương trình phân loại rác thải của họ vẫn được kỳ vọng sẽ có tác động đáng kể và lan tỏa ra toàn quốc.
Việc phân loại rác đã phát triển trong 3 giai đoạn, kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949. Các hợp tác xã tiếp thị và cung ứng nhà nước (SMCs) kiểm soát việc cung cấp và xử lý hàng hóa tại các làng mạc và thị trấn trong nền kinh tế kế hoạch hóa của Trung Quốc những năm 1950.
Rác sinh hoạt được chia thành rác thải có thể tái chế và không thể tái chế. Nghèo đói lan rộng khiến dân làng rất muốn tăng thu nhập của họ bằng cách bán rác tái chế cho SMC địa phương của họ.
Với sự ra đời của cải cách kinh tế thị trường Đặng Tiểu Bình vào năm 1978, mạng lưới SMC bắt đầu giảm tầm ảnh hưởng. Thay vào đó là sự xuất hiện của những người thu gom phế liệu tự do và các doanh nghiệp tái chế. Rác tái chế sau đó được bán cho những người trung gian chuyển phế liệu đến các kho ở ngoại ô thành phố.
Nhưng dù là người thu gom phế liệu tự do hay doanh nghiệp tái chế, thì họ cũng thường chỉ chọn những mặt hàng có giá trị thương mại cao để tái chế và thải loại toàn bộ những rác thải khác ở ven đô.
Vì thế, chính phủ bắt đầu tập trung xử lý các loại rác sinh hoạt không thể tái chế.
Đầu những năm 2000, quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã trở thành động lực buộc chính phủ triển khai các chương trình thí điểm phân loại rác thải. Áp lực tái chế rác hiệu quả ngày càng lớn hơn khi sự suy giảm ở một số thị trường nguyên liệu thô đã gây thiệt hại cho những người nhặt rác và các doanh nghiệp tái chế. Trong những năm gần đây, vấn nạn về các loại rác như bao bì, hộp, gói giao hàng sử dụng một lần ngày càng nghiêm trọng do sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nước này đã thu gom và vận chuyển 215 triệu tấn chất thải rắn đô thị (MSW) trong năm 2017, tương đương 0,72kg/cư dân đô thị mỗi ngày.
Tháng 3/2017, chính phủ trung ương đã đặt ra kế hoạch cho một hệ thống phân loại rác tiêu chuẩn tại 46 thành phố, bao gồm Thượng Hải, nhằm mục tiêu 35% chất thải của các thành phố này sẽ được tái chế vào năm 2020. 46 thành phố lớn này hầu hết là các trung tâm kinh tế lớn do chính quyền trung ương trực tiếp quản lý.
7 trong số các thành phố này được xếp hạng trong số 10 nền kinh tế hàng đầu của đất nước theo GDP năm 2017. 6 trong số họ đến từ các tỉnh trong top 10 nhà đầu tư cao nhất cho việc xử lý rác thải sinh hoạt năm 2017. Tỉnh Quảng Đông đã giành vị trí thứ hai với khoản đầu tư 2,14 tỷ CNY (tương đương 305 triệu USD), chiếm 1,9% khoản đầu tư vào dịch vụ và cơ sở hạ tầng đô thị.
Bãi rác Jiangcungou, phục vụ Tây An (Xian), là một trong số những bãi rác lớn nhất Trung Quốc. Ngày 1/9/2019, Tây An bắt đầu triển khai hệ thống phân loại rác sinh hoạt bắt buộc. Theo tờ báo địa phương Huashang Daily, rác tại bãi rác Jiangcungou chất thành đống cao khoảng 150 mét, theo các bức ảnh chụp từ trên không vào tháng 7.
Các bãi chôn lấp trên khắp Trung Quốc đang đạt công suất tối đa nhanh hơn dự kiến. Năm 2017, các hộ gia đình ở Bắc Kinh đã thải ra 9 triệu tấn rác. Khoảng 47% trong số đó đã được chuyển đến các bãi chôn lấp, không tốt cho môi trường và bốc mùi. Phần còn lại của rác bị đốt hoặc xử lý bằng hóa chất. Và không chỉ có Bắc Kinh, các bãi rác vẫn là cách chính để xử lý rác thải rắn ở Trung Quốc. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nếu có 55,9% rác được thu gom tại các bãi rác thì có tới 39,3% bị đốt trong năm 2017.
Chính quyền không thể phụ thuộc vào bãi rác thêm được nữa. Hầu hết các bãi rác đã gần công suất hàng ngày tối đa, một số khác đã quá tải. Năm 2017, chất thải chôn trong các bãi chôn lấp của Bắc Kinh đã vượt quá 16% năng lực xử lý.
Sau khi bãi rác đạt đến công suất tối đa, các công ty thường đối phó bằng cách phủ lên núi rác bằng một lớp đất dày. Sau khoảng hai năm, thì khu vực này được mở ra để xây... công viên. Bãi rác Laogang ở Khu vực Pudong mới của Thượng Hải xử lý 70% chất thải của thành phố mỗi ngày. Dưới đây là một sơ đồ cho thấy cách bãi rác hoạt động.
Thượng Hải chia rác thải sinh hoạt thành 4 loại: ướt (thực phẩm gia đình), khô (chất thải còn lại), chất thải nguy hại và có thể tái chế. Các loại khẩu hiệu, mẹo vặt và áp phích về các quy tắc phân loại rác mới của thành phố có mặt ở khắp mọi nơi, từ các tòa nhà văn phòng, trường học và nhà trẻ đến cộng đồng dân cư, công viên và trung tâm mua sắm.
Nhưng nhiều người Thượng Hải vẫn còn rất phân vân trong việc phân loại rác của họ một cách chính xác, vì họ buộc phải từ bỏ thói quen cũ và rèn những thói quen mới - điều mà một số người cảm thấy phức tạp hoặc không cần thiết.
Đố bạn phân loại đúng?
Bắt gián
Vứt trà sữa uống dư
Gần đây, Thượng Hải và Bắc Kinh đã sản xuất các thùng tái chế thông minh - thùng chứa gắn camera và máy quét, có thể phân biệt giữa các loại rác và thu thập dữ liệu xử lý chất thải. Để sử dụng các thùng này, cư dân quẹt thẻ thông minh. Những người phân loại chất thải đúng được điểm để thanh toán và những người không phân loại đúng sẽ bị ủy ban khu phố "hỏi thăm".