MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán 10% cổ phần công ty để mua vàng, người đàn ông vô tình bỏ lỡ "kho báu" 300 tỷ USD: Giờ sống bằng trợ cấp an sinh xã hội nhưng không hối tiếc

30-05-2024 - 10:30 AM | Kinh tế số

Nhắc đến Apple, thế giới nhắc nhiều đến Steve Jobs và nhà đồng sáng lập Steve Wozniak, ít ai biết về người thứ ba cùng lập ra Apple, song ông đã bán 10% cổ phần này với giá 800 USD từ sớm.

Cổ phiếu Apple hiện tại là 189,99 USD/cổ và giá trị vốn hóa thị trường khoảng 2,95 nghìn tỷ USD. Apple là doanh nghiệp Mỹ đầu tiên chạm giá giá 1 nghìn tỷ USD vào tháng 8 năm 2018 và cũng là công ty đầu tiên vượt qua mốc 2 nghìn tỷ USD hai năm sau đó.

Các công ty khác như gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Alphabet cũng đã từng vượt qua mốc đó, kể cả gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco cách nửa vòng trái đất cũng vậy, nhưng Apple vẫn vậy, họ luôn giữ vị trí đứng đầu.

Sở hữu 10% cổ phần Apple bây giờ dường như là giấc mơ. Song cách đây nhiều năm, có một người đàn ông đã từ chối cơ hội vàng ấy. Đó là ông Ronald Wayne, nhà đồng sáng lập thứ ba của Apple. Ông quyết định bán 10% cổ phần của mình trong công ty. Đó rõ ràng là một quyết định rút lui tồi tệ nhất của ông khi nhìn vào giá trị cổ phiếu của Apple thời điểm hiện tại.

Quay trở lại quá khứ, vào một ngày tháng 4 năm 1976, Steve Jobs, Steve Wozniak và người đàn ông bí ẩn thứ 3 tên là Ronald Wayne đã đồng sáng lập nên công ty máy tính Apple (Apple Computer Company).

photo-1717038430830

Thỏa thuận lập doanh nghiệp với chữ ký của ba người: Ông Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Wayne Ảnh: Bloomberg

Vì lớn tuổi hơn, ông Wayne cùng hai nhà đồng sáng lập Steve Wozniak và Steve Jobs, lần lượt 21 và 25 tuổi ở thời điểm đó, cung cấp cho Apple “sự giám sát thành niên”. Ông Wayne giám sát tài liệu kỹ thuật và cơ khí của Apple để đổi lấy 10% cổ phần trong doanh nghiệp.

“Steve Jobs khi đó là một nhà tư vấn. Tôi bắt tay với Jobs vì tôi đã từng làm việc cùng toàn bộ các kỹ sư cho sản phẩm mới. Steve Jobs phụ trách lĩnh vực game mà họ đang phát triển. Tôi nghĩ lúc đó Jobs rất thích làm việc với tôi bởi tôi đã ngoài 40 tuổi, có đủ kinh nghiệm và chuyên môn. Còn Jobs mới chỉ ngoài 20”, Ronald Wayne chia sẻ trong một video trên Tech Insider.

Wayne cho biết Steve Jobs đã đến văn phòng gặp ông và đề nghị hợp tác. “Tôi đang tìm kiếm khả năng thành lập một công ty cùng với Wozniak, nhưng chúng tôi đang có một tranh cãi nhỏ. Hãy giúp chúng tôi giải quyết vấn đề này”, Jobs nói.

Do đó, vào ngày 1/4/1976 ông Wayne viết thỏa thuận nêu rõ trách nhiệm của mỗi người trong bộ ba sáng lập Apple, chính thức hóa vai trò của mình trong công ty. Ông cũng là người vẽ logo đầu tiên của Apple. Logo được sử dụng trong gần một năm trước khi được thay thế bằng biểu tượng quả táo cắn dở cho đến hôm nay.

Tuy nhiên, chỉ 12 ngày ngắn ngủi sau khi thành lập Apple, Wayne cảm thấy lo sợ về những khoản nợ có thể xảy ra mà Apple có thể gánh và khiến ông bị hủy hoại về mặt tài chính.

Ở thời điểm đó, ông luôn rằng mình đã quá già (lớn tuổi hơn Steve Jobs và Steve Wozniak) để chấp nhận rủi ro, trong khi bản thân còn cả cuộc đời phía trước. Vì vậy, ông Wayne quyết định rút tên khỏi hợp đồng, bán số cổ phiếu của mình lại cho hai nhà sáng lập với giá 800 USD.

photo-1717038400563

Ronald Wayne đã đồng sáng lập nên công ty máy tính Apple (Apple Computer Company).

Vậy Wayne đã làm gì với số tiền 800 USD thu được sau khi bán đi lượng cổ phần khổng lồ từ Apple? Theo Bloomberg, số tiền này đã được Ron Wayne dùng 800 USD này để mua vàng miếng vào năm 1980. Đây không phải là một lựa chọn tồi, nhưng vấn đề là lợi nhuận thu được từ vàng chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận khổng lồ mà Wayne có thể kiếm được nếu giữ lại cổ phần tại Apple.

Ngày nay, 10% cổ phần Apple có giá hơn 300 tỷ USD. Khối tài sản trên có thể giúp ông Wayne có tên trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Ngoài ra, công ty có doanh thu hàng quý là 119,6 tỷ USD và thu nhập hàng quý trên mỗi cổ phiếu là 2,18 USD. Dữ liệu này cung cấp cho chúng ta manh mối và phản ánh giá trị hiện tại của cổ phiếu Apple cũng như kết quả tài chính của công ty vào năm 2024.

Ngạc nhiên là Ronald Wayne không hối hận về quyết định của mình, ông hiểu rằng mình khó có thể phát triển mạnh tại Apple, ông nghĩ rằng mình có thể phải ở trong bộ phận tài liệu trong vòng 20 năm tới và cảm giác như mình đang đứng trong bóng tối của những người khổng lồ hiểu biết.

“Tôi đang sống trong một căn nhà đi thuê và tiền trợ cấp an sinh xã hội giúp tôi trang trải những chi phí đó. Tôi cũng nghe vài người bày tỏ sự hối tiếc cho tôi vì đã bỏ lỡ mất cơ hội lớn. Nhưng tôi không cảm thấy hối tiếc điều gì cả. Tôi có thể nói rằng tôi chưa bao giờ giàu có nhưng cũng chưa bao giờ phải chết đói. Tôi đã từng sở hữu tài sản lớn, nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất”, Wayne chia sẻ về lựa chọn của mình.

Khánh Linh

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên