MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bạn có dám chắc mình thực sự hiểu về việc uống sữa không?

25-10-2016 - 20:36 PM | Sống

Có thể sữa tốt cho sức khỏe, giúp bạn cao lên. Nhưng rất tiếc, cái gì cũng có 2 mặt của nó.

Sữa, chẳng nghi ngờ gì nữa, là một trong những nhu yếu phẩm được tiêu thụ nhiều nhất thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia Tây phương như châu Âu, châu Mỹ.

Hãy thì nhìn vào số liệu của vài nước để thấy được sự khủng khiếp này. Phần Lan - một trong những nước tiêu thụ nhiều sữa nhất - có sản lượng bình quân đầu người lên tới... 350 lít sữa mỗi năm. Hay Hà Lan, cũng vượt mức 300 lít mỗi năm.

Tuy nhiên, uống nhiều sữa có thực sự tốt hay không, điều này vẫn còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học.

Những lợi ích không thể phủ nhận của sữa đối với trẻ em và thanh thiếu niên

Uống sữa có lợi cho sức khỏe - đây là điều đã được rất nhiều phương tiện truyền thông quảng bá trong nhiều năm qua.

Bên trong sữa có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, cùng hơn 50 loại hormone trợ giúp tăng trưởng. Trong đó, protein của sữa là casein và whey - 2 dạng protein có chất lượng tuyệt vời, với nhiều axit amin thiết yếu góp phần tăng cường cho tiêu hóa.

Bạn có dám chắc rằng mình đã thực sự hiểu về việc uống sữa không? - Ảnh 1.

Đặc biệt, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sữa rất giàu vitamin D và canxi, qua đó góp phần giúp cho xương chắc khoẻ, và cải thiện chiều cao.

Ví dụ như một nghiên cứu của ĐH Harvard năm 2013 trên hơn 96 ngàn đối tượng. Kết quả, những ai chịu khó uống sữa khi còn nhỏ và trong tuổi dậy thì, xương của họ khi trưởng thành sẽ chắc khoẻ hơn, đồng thời chiều cao cũng vượt trội.

Tác dụng của sữa có thể thấy rõ nhất tại các quốc gia phương Tây. Với chế độ ăn chứa nhiều sữa và các phụ phẩm như bơ, phomai... người phương Tây lúc nào cũng vượt trội về chiều cao so với các quốc gia châu Á tiêu thụ ít sữa hơn.

Uống nhiều sữa có thể giúp cao hơn khi trưởng thành (Ảnh minh họa)

Uống nhiều sữa có thể giúp cao hơn khi trưởng thành (Ảnh minh họa)

Sữa thậm chí góp phần "giải lùn" cho cả một dân tộc. Hãy nhìn Nhật Bản, Hàn Quốc xem. Trước năm 1950, nam giới tại Nhật chỉ cao khoảng 150cm, nữ là 149cm. Hàn Quốc khá hơn một chút: Nam là 162cm, nữ 154cm.

Để cải thiện chiều cao cho dân tộc, chính phủ Nhật buộc phải "ép" người dân uống sữa với nhiều chính sách như miễn phí 1 ly sữa trong bữa ăn học sinh, bổ sung sữa cho cơ quan, trường học... kết hợp quảng bá sữa rộng rãi. Nhờ vậy mà đến nay, chiều cao của thanh niên Nhật đã được cải thiện đáng kể: nam trên 170cm, nữ là 158cm.

Tương tự như vậy là Hàn Quốc. Với nền kinh tế phát triển, họ có chế độ ăn nhiều bơ sữa của phương Tây, để rồi hiện nay nam giới ở đây cao trung bình 173cm, nữ là 162cm.

Nhưng người lớn uống sữa lại là một câu chuyện khác

Sữa có lẽ rất tốt với trẻ em và thanh thiếu niên. Nhưng đối với người trưởng thành và người cao tuổi, tác dụng của sữa lại không hoành tráng đến thế.

Đầu tiên, có một thông điệp mà rất nhiều nhà sản xuất sữa đã và đang sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm của họ: Sữa giúp xương chắc khỏe, ngăn tình trạng loãng xương về sau.

Việc giúp xương chắc khỏe thì không có gì phải bàn cãi nhưng việc sữa giúp ngăn ngừa loãng xương thì đã có một số nhóm nghiên cứu lên tiếng phản bác.

Theo như Bác sĩ Aaron E. Caroll từ ĐH Y dược Indiana (Mỹ), các bằng chứng chỉ ra rằng việc dùng sữa trong giai đoạn trưởng thành không có lợi ích nhiều, thậm chí sẽ gây hại nếu sử dụng quá liều lượng.

Uống sữa thậm chí làm tăng nguy cơ rạn xương ở người trung tuổi

Uống sữa thậm chí làm tăng nguy cơ rạn xương ở người trung tuổi

Ví dụ như trong một nghiên cứu trên 200.000 phụ nữ của Caroll, tỉ lệ loãng xương, rạn xương ở phụ nữ cao tuổi không thuyên giảm kể cả khi họ uống sữa. Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics năm 2015 trên 100.000 người cũng cho kết quả tương tự.

Nguyên do là bởi tỉ lệ hấp thụ Vitamin D và canxi trong sữa sau 25 tuổi là cực kỳ thấp, hay đúng hơn là không có. Thậm chí, một nghiên cứu khác tại Thụy Sĩ còn chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều sữa còn làm tăng nguy cơ rạn xương nữa cơ.

Thứ hai, thực tế đã chỉ ra rằng sữa có thể làm tăng tốc độ lão hóa của người trưởng thành. Nguyên do là bởi các loại sữa hiện nay hầu hết đều là sữa tiệt trùng, khiến các enzyme tiêu hóa trong sữa bị tiêu diệt.

Những gì còn lại của sữa là một lượng lớn đường lactose, và vấn đề nằm ở chỗ tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng lượng insulin - hormone chuyển hóa đường trong cơ thể, gây gia tăng gốc oxy tự do và làm suy yếu hệ thống chống oxy hóa - hệ thống duy trì sự trẻ trung của chúng ta.

Dương Mịch bằng tuổi với Lindsay - cùng sinh năm 1986 nhưng trông hai người như một trời một vực.

Dương Mịch bằng tuổi với Lindsay - cùng sinh năm 1986 nhưng trông hai người như "một trời một vực".

Bên cạnh đó, đường cũng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của tế bào, đồng nghĩa với việc làm gia tăng sự lão hóa của cơ thể, khiến bạn trở nên "già trước tuổi". Có thể thấy ví dụ rất rõ nét ở những người châu Á và châu Âu.

Cùng một độ tuổi, nhưng người châu Âu có mức độ lão hóa cao hơn hẳn châu Á, âu cũng bởi chế độ ăn của người châu Á ít sữa hơn. Như Nhật Bản, tuy đã gia tăng lượng sữa tiêu thụ mỗi năm, nhưng cũng chỉ đạt khoảng 40 lít/người/năm, thua xa so với các quốc gia châu Âu.

Cuối cùng, cũng do sữa ngày nay tiệt trùng quá nhiều, lượng lợi khuẩn và enzyme có trong sữa bị thuyên giảm, trong đó có những vi khuẩn giúp tiêu hóa lactose.

Bạn có dám chắc rằng mình đã thực sự hiểu về việc uống sữa không? - Ảnh 5.

Hệ quả, rất nhiều người mắc phải chứng bất dung nạp lactose, làm tăng khả năng bị đầy bụng, khó tiêu. Đây chính là lý do vì sao có người cứ uống sữa xong là đau bụng.

Tóm lại, ai là người nên uống sữa và uống sữa như thế nào?

Những người nên uống sữa chính là trẻ em và thanh thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển. Còn người trưởng thành, tốt nhất là cần chọn loại sữa phù hợp và uống với liều lượng vừa đủ.

Bạn có dám chắc rằng mình đã thực sự hiểu về việc uống sữa không? - Ảnh 6.

Ngoài ra, bạn chỉ nên uống sữa thanh trùng thay vì sữa tiệt trùng. Loại sữa này chỉ loại bỏ vừa đủ các vi khuẩn có hại, để lại một phần vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá của chúng ta.

Theo J

Trí thức trẻ/Kênh 14

Trở lên trên