MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?": Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19

03-04-2020 - 12:35 PM | Sống

Không được ra ngoài, nghĩa là mất thu nhập của một gia đình vốn đã mưu sinh trong những điều kiện ngặt nghèo nhất. Và không được ra ngoài cũng là sự cô đơn, với những người đang sống ở ngoài rìa xã hội.

Với một số người, lệnh cách ly, "giãn cách xã hội" - social distancing - chỉ đơn thuần là làm việc tại nhà với một chiếc máy tính. Số khác thì tận dụng cơ hội để tận hưởng, thử nấu những món mới, đặt đồ trên mạng, và dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cây cảnh sau vườn.

Nhưng nhiều người khác thì chẳng được vậy. Không được ra ngoài, đồng nghĩa với việc một gia đình 4 người phải chôn chân trong căn nhà rộng hơn 10m vuông, lũ trẻ chật vật với những lớp học trực tuyến trong điều kiện internet có tốc độ thời... tiền sử. Không được ra ngoài, nghĩa là mất thu nhập của một gia đình vốn đã mưu sinh trong những điều kiện ngặt nghèo nhất. Và không được ra ngoài cũng là sự cô đơn, với những người đang sống ở ngoài rìa xã hội.

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 1.

Giữa bão dịch bệnh Covid-19 đã giết chết 47.000 người, chính phủ nhiều nước đã quyết định thi hành chính sách phong tỏa, hy sinh nền kinh tế để ngăn virus lan ra rộng hơn. Biện pháp được xem là hợp lý để cản dịch, nhưng với người nghèo lại có ảnh hưởng rất lớn. Bởi lẽ, nhiều người vẫn còn đang chật vật chạy ăn từng bữa, ngày nay không biết đến bữa mai.

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 2.

Đặc khu kinh tế Hong Kong - Trung Quốc

Gia đình Tang: Tang Yi Han (44 tuổi), Charles Tang (20 tuổi), và Justin Tang (6 tuổi)

Chồng của Yi Han (giấu tên) - trụ cột chính của gia đình - vốn là một công nhân xây dựng, nhưng công việc đã đình trệ khá nhiều kể từ cuộc biểu tình bạo động hồi tháng 6/2019.

Cuộc sống của gia đình họ Tang trở nên tồi tệ hơn kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Người chồng giờ đây chỉ có thể làm việc vào 1 ngày trong tuần, kiếm được khoảng $500 - $600 mỗi tháng. Tiền thuê căn hộ rộng 10m2 của họ rơi vào khoảng $900, khiến cả gia đình rơi vào tình cảnh ngặt nghèo hơn bao giờ hết.

Con trai cả Charles Tang vốn là sinh viên ngành Y tại Quảng Châu (Trung Quốc), nhưng từ khi virus lan rộng đã phải trở về nhà, khi các lớp học chuyển sang hình thức trực tuyến. Trường mầm non của con út Justin Tang thì đã đóng cửa, kể từ tháng 1/2020.

"Thực sự khó cho lũ trẻ, khi internet không đủ để cho cả hai cùng học một lúc," - Tang Yi Han chia sẻ. "Chúng tôi đáng ra phải lên thư viện để lấy sách cho con, nhưng cũng đóng cửa rồi, mà tôi thì không đủ tiền để mua."

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 3.

Charles Tang cố gắng học trong điều kiện không khá khó khăn

Không đủ khả năng chi trả cho các công cụ bảo hộ và khẩu trang y tế, gia đình Tang không dám ra khỏi nhà suốt 4 tuần kể từ khi virus lan rộng. Justin là một đứa trẻ năng động, muốn chơi, nhưng nào có thể với căn hộ chật hẹp nhà họ.

"Vì tất cả mọi người đều ở nhà, thật khó để chia nhau không gian sống trong căn phòng này," - cô cho biết.

Tang đã hy vọng cuộc sống của con mình sẽ tốt hơn cô, nhưng giờ lại lo tình hình có thể khiến việc học của con đình trệ. Việc không thể có sách và Internet ổn định, Tang sợ rằng các con sẽ bị bỏ lại phía sau, nhất là khi Charles sắp phải bước vào kỳ thi rất cam go, trong khi Justin thì chuẩn bị thi vào lớp 1.

"Chúng tôi đã thấy nhiều vấn đề từ năm ngoái," - Tang chia sẻ. "Còn giờ, chủ nhà còn đang muốn đá chúng tôi ra đường vì chậm tiền. Chúng tôi không thể vượt qua chuyện này nếu không có ai hỗ trợ."

Bà Pang Shuk-chun, 87 tuổi

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 4.

Hình ảnh bà Pang Shuk-chun, chụp ngày 24/3

"Chắc số tôi là không được bên gia đình," - Pang Shuk-chun than thở. "Các con đã lớn, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Tôi không muốn làm phiền chúng."

Bà Pang đã ly dị, hiện sống một mình trong căn nhà do chính phủ cấp. Thông tin về dịch Covid-19, bà nghe từ hàng xóm.

Là người sống qua thời Thế chiến II, lẫn dịch SARS 2003, bà Pang ban đầu không lo lắng nhiều, vẫn ra đường mà không đeo khẩu trang hồi giữa tháng 1. Lúc ấy, một người đi đường đã thúc giục bà nhanh trữ nhu yếu phẩm và khẩu trang, kèm lời cảnh báo những người tầm tuổi như bà gặp rủi ro rất lớn.

Bà nghe theo, nhưng lúc ấy cơn bão mua sắm trong hoảng loạn đã xuất hiện. Ban kệ trong siêu thị đều trống rỗng, người ta xếp hàng dài trước các hiệu thuốc để mua trang bị bảo hộ. Bản thân bà Pang là người thuộc thế hệ cũ, không quen thuộc với Internet, nên cũng không biết cách đặt hàng onine.

"Tôi chưa bao giờ thử xếp hàng mua khẩu trang do chân vốn bị đau," - bà cho biết. "Tôi sợ rằng tai nạn gì đó sẽ xảy ra nếu tôi đứng xếp hàng quá lâu."

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 5.

Pang sống sót từ đầu mùa dịch nhờ sự cưu mang của hàng xóm và nhân viên xã hội, nhưng vẫn cảm thấy tù túng vì không thể ra ngoài. Khu nhà dưỡng lão bà thường ghé để giải trí và cải thiện đời sống tinh thần đã đóng cửa, trong khi thức ăn thì khan hiếm. Bà phải sống nhờ túi gạo mua trước khi dịch bệnh nổ ra. Và có những khi, một mớ rau cũng là điều xa xỉ.

Bản thân Pang cũng bị hạn chế thời gian ra ngoài, đôi buộc phải tái sử dụng khẩu trang y tế trong nhiều ngày khi cần mua sắm nhu yếu phẩm.

"Những người như tôi chẳng thể mua khẩu trang hay nước rửa tay. Mà có khi chỉ là không thể ra ngoài luôn. Hiện tôi chẳng thấy hy vọng gì. Thực sự khó để biết khi nào mọi chuyện mới chấm dứt.:

Jacky Chan, 33 tuổi

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 6.
Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 7.
Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 8.

Chan là một người tật nguyền. Chứng bại não bẩm sinh đã khiến cơ bắp anh yếu đi, một bên mắt không nhìn được, và lá phổi không phát triển được bình thường. Tuy nhiên 33 năm trong đời, anh đã học cách để thích nghi.

Với chiếc xe lăn tự động, mỗi ngày anh đặt cho mình lịch trình sao cho thoải mái nhất: đến phân xưởng để học cách gói hàng, trò chuyện với người đồng cảnh ngộ giữa những ca nghỉ, và đi làm tình nguyện mỗi lúc rảnh rỗi.

"Tôi sống rất tích cực và hướng ngoại," - anh nói một cách khó nhọc, trong tiếng ho và thở gấp. "Giờ thì, lần đầu tiên trong 20 năm, phân xưởng ấy đóng cửa."

Việc Chan bị ho không phải vì căn bệnh viêm phổi, mà là do chứng hen mãn tính. Nhưng giờ vấn đề đang trở nên tệ hơn, bởi anh không cách nào lấy được thuốc từ bệnh viện. Dịch vụ y tế đã bị cắt giảm, lịch hẹn dày đặc không được đáp ứng, do phải dồn lực cho dịch bệnh.

Khi virus corona chạm đến Hong Kong vào tháng 1, Chan đã không thể kiếm được khẩu trang. Mà đến khi tìm được thì cũng chẳng đủ tiền để mua. Nguồn hỗ trợ của anh chỉ là mẹ - người giờ cũng không có công việc gì, và một số tổ chức từ thiện dành cho người khuyết tật. Nhưng đóng góp từ thiện vào thời điểm này cũng đã giảm đi rất nhiều rồi.

Ở nhà, Chan cảm thấy cô độc thực sự. Mẹ anh còn phải chăm người bà ốm yếu, và Chan mỗi ngày phải ở nhà một mình khoảng 6 tiếng đồng hồ.

"Thực sự rất khó cho tôi dể vượt qua chuyện này." - Chan nói. Vấn đề của Chan thực sự nghiêm trọng, bởi phổi của anh vốn rất yếu và mắc phải bệnh hô hấp mãn tính.

"Mỗi ngày,tôi tự hỏi liệu mình có phải người tiếp theo. Tôi thực sự rất sợ."

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 9.

Manila, Philippines

Liloy Natorena, 56 tuổi

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 10.

Ông Liloy Natorena trước lệnh phong tỏa


Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 11.
Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 12.

Khi Manila thi hành lệnh phong tỏa và ngưng hoạt động phuong tiện công cộng, Cirilo "Liloy" Natorena cũng chẳng có việc để làm. Ông vốn là tài xế lái jeepney - những chiếc xe sặc sỡ, phương tiện giao thông công cộng nổi tiếng nhất tại Philippines. Chỉ sau một đêm, ông Natorena cùng 3 người con, cộng thêm 2 con dâu là nhân viên bưu điện, bỗng mất việc.

Gia đình họ sống trong căn nhà tại miền biển phía nam Manila, nơi có giá thuê khá rẻ. Trưởng làng đặt 2 túi đồ cứu trợ trước cửa nhà họ, mỗi túi có khoảng 4 cân gạo, 4 gói mỳ, 4 lon cá hộp và 2 chiếc khẩu trang. Nhưng đối với một gia đình 15 người, chỗ đồ này giống như muối bỏ bể vậy.

Ngày 23/3 - cái ngày ban bố lệnh phong tỏa, Natorena đã đi mua 25kg gạo. Đến cuối tuần, hũ gạo nhà ông chỉ còn khoảng hơn 3kg. Và do các hiệu thuốc cháy hàng, cả gia đình cũng chẳng mua được cồn để rửa tay.

Trước kia, Natorena kiếm được dưới $20 (khoảng 460 ngàn đồng) mỗi ngày, không nhiều nhưng cũng đủ để cho bữa ăn có thêm chút thịt. Còn giờ, ông cũng chẳng biết ngày hôm sau cả nhà sẽ lấy gì bỏ vào bụng nữa.

Jamaica Rivera, 18 tuổi

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 13.

"Chúng tôi ở đây đều đồng cảnh ngộ," - Jamaica Rivera nói, trong một căn lán nhỏ phía đông Manila.

"Một số người bảo, đúng là chúng ta sẽ được cứu thoát khỏi virus corona, nhưng sau đó thì chết đói."

Rivera mưu sinh bằng nghề bán thuốc lá trước lệnh phong tỏa. Cô sống cùng chồng là Reggie Tranya, một công nhân khuân vác gạo, và kiếm được khoảng $5 mỗi ngày.

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 14.
Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 15.

Tấm vé cho phép 1 người trong gia đình ra ngoài để mua nhu yếu phẩm tại Manila

Con trai 1 tuổi của Rivera đang bị ho, mà cả hai gặp khó khăn để chữa cho bé. Các trung tâm y tế đã hết thuốc, rồi cũng đóng cửa sau lệnh phong tỏa. Sau cùng, họ cũng đưa được con đến bệnh viện. "Họ bảo chúng tôi phải cẩn thận và không ra ngoài quá nhiều," - cô cho biết.

Tại khu vực Rivera sinh sống, hầu hết mọi người đều đã mất việc sau lệnh phong tỏa. Cô thuê một những căn nhà khá tạm bợ trên khu đất vô chủ để sinh sống. Có điều, cả nhà sẽ không được chính phủ hỗ trợ, bởi họ không có căn cước công dân.

"Sự hỗ trợ chỉ dành cho người có căn cước đúng không?" - Rivera phẫn nộ. "Vậy còn những người không có thì sao? Chúng tôi chẳng biết làm sao để đăng ký."

Luisa Cabatuan, 59 tuổi

Luisa Cabatuan và chồng - Leonardo, cả hai đều mất việc sau lệnh phong tỏa. Luisa vốn nhận giặt đồ cho các gia đình khác (cũng đã đóng cửa sau lệnh), còn chồng là công nhân xây dựng. Đến cậu con trai 23 tuổi của họ là nhân viên rửa xe cũng mất việc. Còn con gái nhỏ nhất thì vẫn còn đi học.

Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 16.
Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 17.
Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 18.
Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 19.

Để tồn tại, họ phải bươi rác để kiếm sống, moi những thứ bỏ đi để bán. Nhưng trong ngày đầu phong tỏa, đến cửa hàng thu mua đồ cũ cũng đóng cửa. Và kể từ đó, họ đành phải tích trữ tất cả những gì tìm được, đợi khi hàng mở cửa sẽ đem bán.

Đến tối, họ gặp một người bạn bán rau và cá tại chợ - công việc thiết yếu hiếm hoi được hoạt động vào lúc này. Người bạn tặng họ một vài thứ còn sót lại cuối ngày, rồi lại quày quả quay lại trước khi lệnh giới nghiêm ban ra.

"Chuyện này càng kéo dài, chúng tôi càng khổ." - cô chia sẻ.

"Bạn có thể tránh virus, nhưng tránh sao được cái đói?" - chồng cô, Leonardo thở dài.

Nguồn: Washington Post

    Bạn có thể tránh dịch, nhưng sao thoát được cơn đói?: Chuyện tồn tại của người nghèo châu Á giữa những thành phố bị phong tỏa vì Covid-19 - Ảnh 20.

Theo J.D

Trí thức trẻ

Trở lên trên