Báo Nga: Nền kinh tế khu vực Đông Nam Á như một bức tranh với các quốc gia đang "ngả chiều" khi Việt Nam là "bình minh đang lên"
Theo tờ Sputnik (Nga), những năm gần đây thế giới thường nhắc đến "kỳ tích Việt Nam", ngạc nhiên trước nhịp độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, mạnh mẽ của quốc gia này. Bất chấp hậu quả của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 1,81%.
- 11-09-2020Vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ?
- 11-09-2020Chính phủ chỉ đạo mạnh mẽ, người dân nhiệt tình ủng hộ, Việt Nam đã thành công
- 10-09-2020TS. Võ Trí Thành: Bức tranh kinh tế Việt Nam hiện như bầu trời có tia sáng nhưng mây đen còn rất nhiều
- 10-09-2020Nhật Bản cam kết chi 1 triệu USD hỗ trợ ASEAN chống dịch
Dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp không ngừng đổ vào Việt Nam
Một trong những động lực tăng trưởng của Việt Nam đó là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng đổ vào. Đáng chú ý, hầu hết các doanh nghiệp chuyển sản xuất từ Trung Quốc đều sang địa bàn Việt Nam.
Trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút gần 20 tỷ USD, trong đó dòng vốn đăng ký cấp mới đã tăng 6,6% so với năm 2019, vốn hiện có tăng lên 22,2%.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tạo điều kiện cần thiết như: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, viễn thông; đào tạo, chuẩn bị sẵn nguồn lực có trình độ, chuyên môn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Theo dữ liệu mới nhất, 40% doanh nghiệp đang muốn mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á đã chọn Việt Nam là điểm đến thích hợp để phát triển.
Các chuyên gia cũng chỉ ra những lợi thế nổi bật của Việt Nam, bao gồm: nhân công giá rẻ, bối cảnh chính trị ổn định, pháp luật đầu tư thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ, vị trí địa lý gần Trung Quốc nên dễ dàng sử dụng nguyên vật liệu Trung Quốc.
Đồng thời, sự chăm chỉ, tính kỷ luật cao và trình độ tay nghề khá của lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
Theo đó, không ngẫu nhiên mà các chuyên gia dự đoán rằng trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Bức tranh nền kinh tế khu vực Đông Nam Á
Giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov kiêm lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga), ông Vladimir Mazyrin cũng bày tỏ sự đồng tình với dự báo lạc quan trên.
Việt Nam hiện đang đứng thứ 33 theo PPP (sức mua tương đương) trong bảng xếp hạng của IMF về GDP. Indonesia ở vị trí thứ 7, Thái Lan đứng thứ 20, Malaysia xếp hạng 26 và Philippines theo sau với vị trí 27.
Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển hơn trong khu vực. Đặc biệt, Việt Nam đã ứng phó với đại dịch tốt với những chính sách kịp thời và hiệu quả. Nhờ vậy, hiện nay Việt Nam đang chuyển động theo đúng quỹ đạo phát triển như các quốc gia công nghiệp mới trong khu vực trước đó.
Giáo sư Vladimir Mazyrin nhận định rằng, thời điểm hiện tại, một số quốc gia đang mắc "bẫy thu nhập trung bình" - giảm sức cạnh tranh do hệ quả nâng cao chi phí lao động và mức sống.
"Bẫy thu nhập trung bình" là tình trạng trong phát triển kinh tế khi một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và giậm chân tại mức thu nhập ấy mà không thể vượt qua ngưỡng đó để phát triển hơn.
Do vậy, ông kết luận nền kinh tế trong khu vực như bức tranh với các quốc gia đang "ngả chiều" hoàng hôn khi Việt Nam là bình minh đang lên của "thời hoàng kim".