Báo Nga: Việt Nam nhảy vọt trở thành “cường quốc” trong lĩnh vực làm khuynh đảo thị trường, viết nên chiến thắng
"Miền Bắc Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để thu hút loạt 'ong chúa' đến làm tổ và đóng góp hơn nữa vào GDP Việt Nam" - Cushman & Wakefield nhận định.
- 19-05-2023Tỉnh vượt Bình Dương, trở thành nơi có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam sẽ quy hoạch ra sao trong tương lai?
- 19-05-2023Không để thiếu điện, thống nhất giá tạm tính 8 dự án năng lượng chuyển tiếp
- 18-05-2023Bộ Giao thông bảo lưu nghiên cứu đường sắt tốc độ cao tốc Bắc - Nam chỉ chở khách
“Cường quốc” sản xuất smartphone
Theo hãng tin Sputnik (Nga), điện thoại và linh kiện điện tử là nhóm mặt hàng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Nếu như trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này chỉ ở mức 2,3 tỷ USD thì đến năm 2019, con số này đã chạm ngưỡng 51,4 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm “cường quốc” sản xuất điện thoại di động.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam ghi nhận, trong năm 2021, số lượng điện thoại do Việt Nam sản xuất trong nước đạt 233,7 triệu chiếc, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng trị giá sản xuất linh kiện điện thoại đạt 580,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Số liệu thống kê của Counterpoint Research ghi nhận, tiêu thụ điện thoại thông minh trên toàn cầu đạt 1,39 tỷ chiếc vào năm 2021, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Theo tính toán, lượng smartphone “Made in Vietnam” chiếm tới gần 17% sản lượng tiêu thụ toàn cầu.
Hiện tại, hơn 50% điện thoại của Samsung bán ra trên toàn thế giới là sản phẩm “Made in Vietnam”, được sản xuất tại chính Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam đã phát triển nhảy vọt trở thành quốc gia trọng điểm toàn cầu sản xuất điện thoại di động.
“Việt Nam và Samsung đã viết nên một câu chuyện thành công đáng nhớ về việc đôi bên cùng chiến thắng, đến mức nhiều nhà lãnh đạo phải thốt lên rằng: Thành công của Samsung là thành công của Việt Nam” – Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho chia sẻ.
“Giờ đây, các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên toàn thế giới đang nghiêm túc theo dõi Việt Nam – một cứ điểm trọng tâm của điện thoại di động, và việc tìm hiểu những biến đổi chính sách công nghiệp của Việt Nam đã trở thành việc làm thường nhật của họ” – Ông Choi Joo Ho nhấn mạnh.
Thỏi nam châm hút đầu tư
Sản xuất smartphone đã trở thành một lĩnh vực quan trọng trong thời đại ngày nay. Ngay từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người ta đã nhận thấy rõ một điều: Không thể thiếu smartphone.
Điện thoại thông minh giờ đã hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Đáng nói, cuộc cách mạng về phần cứng đã cho phép xu thế smartphone năm 2023 và những năm tiếp theo thay đổi đáng kể.
Sự tích hợp của trí tuệ nhân tạo, học máy và phân tích dữ liệu thúc đẩy các nhà sản xuất chạy đua bứt phá, tung ra những sản phẩm có thể làm “khuynh đảo” thị trường. Việc Việt Nam nhảy vọt trở thành “cường quốc” sản xuất smartphone đã mở ra nhiều tiềm năng phát triển mới, tạo cú hích lớn cho nền kinh tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang chuyển dịch dây chuyền sản xuất để tránh phụ thuộc vào một số quốc gia nhất định thì theo Sputnik, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành “cánh tay đắc lực” của công xưởng thế giới và trung tâm sản xuất linh kiện điện tử toàn cầu.
Các “ông trùm” sản xuất công nghệ điện tử hàng đầu thế giới như Apple, Samsung, Intel, LG… đều muốn tới Việt Nam.
“Tại sao họ lại dành nhiều ưu ái cho Việt Nam như vậy?” – Sputnik đặt câu hỏi.
Giải thích cho điều này, Cushman & Wakefield - một trong những công ty bất động sản lớn nhất thế giới cho hay, với vị trí nằm gần các nền kinh tế lớn của thế giới, cộng hưởng với cơ sở hạ tầng kết nối tốt, Việt Nam đang là điểm đến ưu tiên của các hãng công nghệ thế giới.
Miền Bắc Việt Nam là nơi thu hút được nhiều doanh nghiệp quốc tế lớn, đặc biệt là ngành điện tử, do có hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối được thiết lập bài bản.
Yếu tố đầu tiên là hệ thống đường cao tốc. Theo thống kê của Cushman & Wakefield, miền Bắc Việt Nam hiện đang có tới 13 tuyến đường cao tốc kết nối các tỉnh phía Bắc với thủ đô Hà Nội, với tổng chiều dài 895,8km.
Ngoài ra, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, dự kiến miền Bắc sẽ có 14 tuyến đường bộ cao tốc với tổng chiều dài khoảng 2,300 km, quy mô từ 4 đến 6 làn xe.
“Mạng lưới đường bộ bao phủ khắp lãnh thổ đóng vai trò kết nối chính cho mạng lưới giao thông vận tải giữa các vùng công nghiệp, các cảng hàng không, các biển, cửa khẩu và đầu mối giao thông quan trọng” - Cushman & Wakefield đánh giá lợi thế cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Về đường sắt, miền Bắc Việt Nam sở hữu 6 tuyến đường sắt. Chỉ tính riêng các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và Trung du, miền núi phía Bắc đã có tổng chiều dài đường quốc lộ là 9,389 km với trục cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105,5 km và Hà Nội – Thái Nguyên là 61,3km.
Về hệ thống đường hàng không, khu vực miền Bắc của Việt Nam có 7 cảng hàng không chở khách, trong đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài là nơi có nhà ga hàng hóa chuyên biệt với công suất 403.000 tấn hàng hóa/năm.
Về cảng biển, Việt Nam có lợi thế nổi bật. Miền Bắc là khu vực có mức tăng mạnh nhất đạt 154% từ năm 2017 đến năm 2021 về mặt xuất khẩu vận tải đường biển so với các vùng còn lại. Các cảng biển tại khu vực miền Bắc được ghi nhận có tổng số lượng container đi qua cảng biển hơn 2,000,000 teus với 3 cảng biển chính Quảng Ninh, Đinh Vũ và Hải Phòng.
Bên cạnh đó, theo Cushman & Wakefield, sở hữu vị trí thuận lợi là một ưu thế địa lợi nổi bật của Việt Nam.
Nối liền miền Bắc là hành lang kinh tế phía Nam của Trung Quốc gồm một số vùng nổi bật như Thượng Hải, Hong Kong, Thâm Quyến, Phúc Kiến và Quảng Đông. Đây là vùng kinh tế vốn được chọn làm nơi đặt trụ sở của các “ông lớn” công nghiệp sản xuất, hóa sinh, thương mại và công nghệ điện tử.
Yếu tố này cũng giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các “ông trùm” sản xuất điện tử hàng đầu hành tinh, cũng như giới đầu tư nước ngoài trong bối cảnh phải cân nhắc dịch chuyển sản xuất.
“Với các đặc điểm địa lý thuận lợi, cũng như cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ và hàng loạt chính sách thúc đẩy đầu tư từ Chính phủ, có thể nói miền Bắc Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để thu hút loạt 'ong chúa' đến làm tổ và đóng góp hơn nữa vào GDP Việt Nam” - Cushman & Wakefield kết luận.
Nhịp sống thị trường