Bất động sản xanh: Hành trình từ "cánh chim đầu đàn" tiên phong cho đến khi luật chơi mới được thiết lập
Những dự án bất động sản xanh giờ đây được nhiều chủ đầu tư lựa chọn như một phương cách để tồn tại và phát triển. Đó cũng là con đường bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi xa hơn trong bối cảnh sự chuyển dịch xanh đang lan rộng đến các ngành nghề kinh tế.
Năm 2003, khi khái niệm "dự án xanh" vẫn còn mơ hồ, chủ đầu tư Ecopark đã bắt đầu đặt nền móng xây dựng đô thị xanh đầu tiên tại Hưng Yên. Nhưng, lúc ấy, người ta còn hoài nghi và khó có thể tin rằng, một vùng đất cách xa trung tâm Hà Nội tới hàng chục km, nằm ở tỉnh kế cận Thủ đô có thể trở thành khu đô thị sầm uất và đáng sống. Bởi khoảng cách về vị trí, trở ngại về giao thông và bởi khái niệm xanh khi đó chưa thực sự trở thành lựa chọn quan trọng trong tâm trí của người mua nhà.
Song, hoài nghi đó đã được xoá bỏ, tất cả đã đổi thay, chỉ sau hơn 10 năm, vùng đất ấy đã trở thành điểm đến của hàng nghìn cư dân, và là một trong những khu đô thị đáng sống nhất của Việt Nam.
Như câu chuyện của Ecopark, sự hình thành của khu đô thị Gamuda City trên rốn lũ Yên Sở đến nay đã minh chứng cho triết lý phát triển bền vững của chủ đầu tư Gamuda Land. Trước khi nhà máy xử lý nước Yên Sở được hình thành, một khu đô thị đáng sống mọc lên với cây xanh phủ lấp, những ngôi nhà cao tầng hiện đại và khang trang, quỹ đất 294ha thời bấy giờ chỉ là vùng đầm lầy trũng nước, ô nhiễm, chứa lượng rác thải khổng lồ từ sông Sét và sông Kim Ngưu đổ về khu Nam thủ đô.
Nhiều năm sau, Gamuda City trở thành khu đô thị vệ tinh phía Nam Hà Nội với sự hình thành của cộng đồng cư dân sầm uất. Định hướng quy hoạch Gamuda City của hơn 10 năm trước xuất phát từ chiến lược xây dựng dự án xanh của nhà phát triển bất động sản đến từ Malaysia. Sự thành công của dự án xanh đầu tay tại Việt Nam cũng đã giúp Gamuda Land định vị thương hiệu trên thị trường bất động sản.
Lựa chọn phát triển bền vững cũng là triết lý cốt lõi ngay từ khi mới thành lập, con đường mà Sun Group là kiến tạo dự án nghỉ dưỡng xanh, bền vững. Năm 2019, thương hiệu "Sun Group" đã chính thức vang lên khi Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư được lựa chọn là nơi tổ chức phiên họp chính thức của hội nghị diễn đàn Châu Á- Thái Bình Dương APEC 25.
Để tạo ấn tượng với thế giới về một điểm đến xanh, Sun Group đã chọn con đường đi khó: giữ từng gốc cây, tảng đá cho các công trình, bảo vệ từng con suối, nhành hoa để tạo ra con đường du lịch đẹp. Với sự thành công chinh phục hàng loạt giải thưởng lớn trên thế giới, đơn cử như "Khu nghỉ dưỡng thân thiện với thiên nhiên nhất châu Á" đã giúp Việt Nam được biết đến với công trình dự án xa xỉ, thuận tự nhiên.
Cũng kể từ khi thành lập đến nay, Sun Group đã tạo dựng uy tín của nhà phát triển bất động sản gắn liền với dự án bất động sản có quy hoạch bài bản, chuỗi tiện ích liên hoàn cùng yếu tố cân bằng, hài hoà với thiên nhiên.
Phát triển bền vững là con đường mà Sun Group lựa chọn, cũng là con đường phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam cũng là sự sống còn của những doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
Chỉ trong vòng 5 năm trở lại, phát triển dự án xanh đã không còn là cuộc chơi của "những cánh chim đầu đàn" như Ecopark, Gamuda Land hay Sun Group. Cuộc chơi đó đã thu hút hàng loạt các nhà phát triển bất động sản. Một số gương mặt ấn tượng có thể kể tới như chủ đầu tư Vingroup, Nam Long, Đại Phúc, Gamuda Land, Novaland, Ecolife Capital House, Phuc Khang Corporation…
Giảm mật độ xây dựng, gia tăng diện tích cây xanh, mặt nước, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường,… trở thành phương án mà các chủ đầu tư đưa ra trong quá trình thiết kế, triển khai xây dựng dự án. Thậm chí, nhiều dự án chung cư cao tầng được thiết kế "phủ xanh" cây trồng theo phương thẳng đứng, tạo ra khu vườn trên không. Tận dụng từng góc xanh trong thiết kế không gian sống là lựa chọn mà nhiều chủ đầu tư đưa ra.
Nhờ việc mạnh dạn theo đuổi hướng đi mới, các dự án của nhà phát triển này đều ghi nhận tỷ lệ thanh khoản lớn trong các lần mở bán. Theo ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), tại Việt Nam, nhận thức của chủ đầu tư và người tiêu thụ về phát triển bền vững thông qua phát triển công trình xanh đã có ít nhiều cải thiện. Theo ông Thịnh, thị trường đã nhìn thấy thực tế là các dự án đô thị xanh mang lại hiệu quả cho nhiều chủ thể. Chủ đầu tư sẽ bán hàng nhanh hơn, giá cao hơn từ 4-8%.
Song thực tế, cũng bởi sức hút của dự án xanh mà không ít doanh nghiệp bất động sản coi "xanh" như một từ khoá để thúc đẩy bán hàng. Điều này dẫn đến tình trạng "quảng cáo và thực tế khác biệt" trở thành hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn 2018-2022. Hệ quả là sự bức xúc của người mua nhà và những cuộc tranh chấp không hồi kết giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Đến thời điểm hiện tại, triết lý phát triển bền vững đã bắt đầu được nhiều chủ đầu tư đưa ra như phương thức để tồn tại và phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và thị hiếu người tiêu dùng đã nhanh chóng chuyển dịch. Thay từ chỗ lựa chọn dự án xanh chỉ như "một cách marketing" khiến dự án hút khách hơn thì nay, bài toán xanh hoá các dự án đã bắt đầu được đặt ra như yêu cầu tất yếu.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn từng cho rằng, việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng không đã và đang là một trong những ưu tiên của của nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo vị lãnh đạo của Bộ Xây dựng Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực xây dựng.
Đại diện Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh, phát triển công trình xanh cũng là chỉ tiêu để đánh giá, phân loại đô thị theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra định hướng chuyển đổi xanh nền kinh tế.
Hiện, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.
Với hàng loạt động thái của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Báo cáo của Savills về sự quan tâm của các doanh nghiệp tới ESG ghi nhận, hiện có hơn 85% công ty thuộc nhóm các doanh nghiệp phát triển nhanh nhất tại Việt Nam đã và đang tham gia cam kết về ESG. Điều này giúp thúc đẩy nhu cầu đang tăng vọt đối với văn phòng đáp ứng tiêu chuẩn xanh.
Ông Paul Tostevin, Giám đốc Savills World Research cũng cho rằng, các nhà đầu tư toàn cầu đang quan tâm nhiều hơn đến ESG. Thế nên, để thu hút các nhà đầu tư ngoại, Việt Nam cần đề ra một kế hoạch phát triển toàn diện bao gồm các biện pháp môi trường bền vững với tiêu chuẩn bền vững về xã hội, đảm bảo quá trình phát triển dự án có các biện pháp an toàn…
Ông Paul Tostevin nhấn mạnh: "Đây sẽ là yêu cầu trên toàn cầu đối với các nhà đầu tư, khi họ chuyển đến thị trường mới để mua tài sản hoặc phát triển dự án thì nơi đó cần đạt các tiêu chí rõ ràng. Khi đề cập đến ESG, nếu địa điểm đó không đạt được những yêu cầu cơ bản trong chính sách phát triển của doanh nghiệp, họ không thể đầu tư. Vì vậy, yếu tố ESG sẽ tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của ngành bất động sản. Các quốc gia cần xây dựng chính sách và nền tảng luật tạo sự minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài".
Theo các chuyên gia, để ngành bất động sản đạt được mục tiêu net zero, các nhà làm chính sách cần phải xây dựng quy hoạch, lộ trình rõ ràng, đặc biệt là cần có nguồn tài chính nhằm khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng, vận hành các toà nhà xanh. Cam kết cắt giảm phát thải, giữ vững môi trường, phát triển bền vững đã trở thành "luật chơi" mới trong thương mại trong nước và toàn cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa chính doanh nghiệp địa ốc cũng cần có chiến lược mới để thích ứng, gia tăng sự cạnh tranh.
Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình” do Trang tin kinh tế tài chính CafeF thuộc Công ty Cổ phần VCCORP tổ chức, cùng sự đồng hành về chuyên môn của các đơn vị quản lý, các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các đơn vị tư vấn, và sự hỗ trợ về tổ chức của các doanh nghiệp: ACB, Manulife, Masan Group, XanhSM, HSBC Việt Nam, SHB, Gamuda Land, T&T Group và Nhựa Tái Chế Duy Tân (DUYTAN Recycling).
- Thời gian: 8h00-11h30 thứ Tư ngày 22/11/2023
- Địa điểm: Khách sạn Sheraton, 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.
-Điều hành Diễn đàn Hội thảo: TS. Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; và Ông Phạm Hải Âu - Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Quản trị rủi ro của PwC Việt Nam.
Mọi thông tin liên quan đến Hội thảo xin vui lòng liên hệ email: info@cafef.vn
An ninh Tiền tệ
Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)