Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
Khi nói đến phát triển bền vững, nhiều người tin rằng doanh nghiệp phải đánh đổi giữa doanh thu, lợi nhuận với lợi ích xã hội để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững toàn diện. Song, khảo sát của McKinsey năm 2023 lại chứng minh rằng, các công ty thành công về mặt tài chính đồng thời tích hợp các ưu tiên về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) vào chiến lược tăng trưởng sẽ gặt hái được những kết quả hoạt động vượt trội so với các công ty cùng ngành.
Phát triển bền vững không có nghĩa đánh đổi giữa doanh thu và lợi nhuận
Kể từ sau khi khủng hoảng tài chính xảy ra, khả năng các doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định ngày càng khó khăn hơn. Điều này trở thành những vấn đề quan trọng cần được các doanh nghiệp lưu tâm.
Theo nghiên cứu của Mckinsey, nhiều lãnh đạo điều hành các doanh nghiệp tin rằng, để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững một cách toàn diện doanh nghiệp phải đánh đổi giữa doanh thu và lợi nhuận với lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy. Báo cáo của McKinsey chỉ ra rằng, các công ty thành công về mặt tài chính đồng thời tích hợp các ưu tiên về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) vào chiến lược tăng trưởng của họ sẽ gặt hái được những kết quả hoạt động vượt trội so với các công ty cùng ngành.
Số liệu xếp hạng về hiệu suất tài chính và ESG từ hơn 2.200 công ty đại chúng của McKinsey cho thấy, những công ty luôn cố gắng cải thiện tính bền vững và ESG sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận cũng như tỷ suất hoàn vốn của cổ đông (Shareholder Return) vượt trội hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Theo đó, những công ty tăng trưởng trong cả 3 khía cạnh (ESG, tăng trưởng doanh thu hàng năm và lợi nhuận kinh tế) có tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông (TSR) hàng năm cao hơn 2 điểm phần trăm các công ty chỉ vượt trội về số liệu tài chính. Điều này cho thấy, các cam kết ESG mạnh mẽ sẽ không chỉ gia tăng lợi ích cho cổ đông của các công ty này mà còn đem lại giá trị vượt trội về tăng trưởng và lợi nhuận so với các công ty cùng ngành.
Trong suốt 15 năm qua, không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ. Ngay cả tốc độ tăng trưởng của những công ty lớn nhất thế giới cũng chỉ bằng một nửa so với trước năm 2008. Trong giai đoạn từ 2017-2021, ít hơn 1/4 công ty tham gia khảo sát của McKinsey đạt được mức tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 10%.
Tuy nhiên, những công ty tăng trưởng trong cả 3 khía cạnh lại có thành tích vượt trội hơn, với hơn một nửa tăng trưởng từ 10% trở lên. Cụ thể, mức tăng trưởng doanh thu trung bình của những công ty này ghi nhận khoảng 11%/năm – cao hơn 1,4 điểm phần trăm so với những công ty chỉ có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vượt trội nhưng chậm phát triển ESG.
Các chuyên gia của McKinsey đánh giá, những nỗ lực về ESG của doanh nghiệp cuối cùng phải thể hiện ở kết quả hoạt động tài chính để tạo ra lợi nhuận vượt trội. Việc doanh nghiệp chủ động lựa chọn phát triển bằng cách áp dụng tư duy, chiến lược và năng lực đúng đắn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu một doanh nghiệp vừa có thể tăng trưởng lợi nhuận vừa tiên phong trong việc áp dụng các mục tiêu hoạt động bền vững, thì thị trường sẽ công nhận và đề cao doanh nghiệp vì những kết quả họ đạt được.
Vậy những công ty tăng trưởng ở cả 3 khía cạnh làm cách nào để đạt được thành tích đó? Theo McKinsey, những công ty này có xu hướng áp dụng các nguyên tắc: tích hợp các mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận và ESG vào chiến lược cốt lõi; đổi mới các dịch vụ ESG để thúc đẩy việc tạo ra giá trị; theo dõi và báo cáo ESG cũng như dữ liệu liên quan một cách minh bạch; và đưa các ưu tiên chiến lược vào DNA của tổ chức.
Làm thế nào để một doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững ở cả 3 khía cạnh?
Những công ty hàng đầu không theo đuổi các sáng kiến liên quan đến ESG một cách đơn lẻ mà tích hợp chúng vào chiến lược tổng thể của công ty bên cạnh sự tăng trưởng và lợi nhuận. Lấy SCG làm ví dụ.
Kể từ khi thành lập vào năm 1913 và bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1992, SCG đã đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp công dân có trách nhiệm ở mọi quốc gia nơi tập đoàn hoạt động. Tầm nhìn phát triển bền vững dựa trên sự cân bằng giữa 03 yếu tố Kinh doanh - Môi trường - Xã hội đã trở thành “kim chỉ nam" để SCG phát triển các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và khu vực.
“Chúng tôi đánh giá hiệu quả hoạt động của mình không chỉ trên kết quả kinh doanh, mà còn dựa trên các lợi ích cho xã hội, môi trường, bởi vì chúng tôi tin rằng cả hai đều quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bền vững trong dài hạn”, Ông Kulachet Dharachandra - Giám đốc quốc gia SCG Việt Nam, chia sẻ.
Theo đó, trong những năm gần đây, SCG đi tiên phong trong chiến lược ESG (Environmental - Social - Governance) với mục tiêu Net- Zero, tăng trưởng xanh và giảm bất bình đẳng xã hội. Hướng đến trung hòa các bon, công ty đã nỗ lực tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sinh khối và đã lắp đặt 40 MW năng lượng mặt trời trên mái nhà tại khắp các cơ sở sản xuất, bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm các bon thấp (như xi măng đặc chủng). So với năm 2020, những nỗ lực chung của cả tập đoàn SCG trong năm 2023 đã giúp giảm 21% lượng khí nhà kính, tương ứng với 7,16 triệu tấn CO2.
Một trong những nguyên tắc giúp doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh vượt trội, theo McKinsey, nằm ở yếu tố đổi mới. Trong đó, nhiều công ty tập trung nỗ lực đổi mới bằng cách phát triển các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Song song với đó, các công ty này cũng đã thực hiện nhiều sáng kiến về khía cạnh xã hội nhằm giảm bớt các bất bình đẳng xã hội và hỗ trợ phát triển cộng đồng. Cụ thể, công ty cũng hỗ trợ cộng đồng lao động địa phương, cải thiện sinh kế bằng cách nâng cao giá trị các sản phẩm cộng đồng và thúc đẩy tuyển dụng nguồn nhân sự tại địa phương nơi tập đoàn hoạt động.
Báo cáo của McKinsey nhận định, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định báo cáo và chủ động liên lạc với cộng đồng các nhà đầu tư về cách công ty hiện thực hóa mục tiêu và tiến độ các sáng kiến ESG là việc rất quan trọng. Chỉ riêng truyền thông sẽ không tạo ra giá trị, nhưng tính minh bạch có thể đẩy nhanh sự nhận biết của các nhà đầu tư về tiềm năng của một công ty trong tương lai.
Đồng quan điểm, đại diện SCG chia sẻ, duy trì tính minh bạch trong báo cáo ESG sẽ xây dựng được niềm tin với các đối tác. Việc truyền thông minh bạch về những nỗ lực và quá trình phát triển bền vững thể hiện trách nhiệm, cũng như khuyến khích các bên khác cùng thực hiện. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác các bên cũng như sự tham gia của cộng đồng như một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy chiến lược ESG của doanh nghiệp.
Theo MCKinsey, những công ty tăng trưởng bền vững ba khía cạnh thường đưa các mục tiêu về tăng trưởng, lợi nhuận và ESG cấp cao của công ty thành các sáng kiến cụ thể, trở thành một phần trong chiến lược phát triển mới của công ty.
Cân bằng 3 yếu tố ‘tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững’ là sứ mệnh tất yếu và được đặt là trọng tâm trong quá trình chuyển đổi chiến lược. Chúng tôi tin rằng các những sáng kiến bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường và xã hội mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững trong kinh doanh”, đại diện SCG nhấn mạnh.
An ninh Tiền tệ
Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)
- BIDV - Ngân hàng triển khai giao dịch phát hành trái phiếu ESG tốt nhất Việt Nam 2023