MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Địa ốc 24h: Bùng nổ các thương vụ M&A trên thị trường Bất động sản

13-05-2015 - 22:25 PM | Bất động sản

Thị trường BĐS Việt Nam đang đón nhận nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư này chủ yếu thông qua các thương vụ M&A.

Thị trường bất động sản Việt Nam đang nhận được sự quan tâm cao vào từ các nhà đầu tư khu vực châu Âu và Hoa Kỳ. Trong nước, các doanh nghiệp địa ốc tại TPHCM như Hoàng Quân hay Nam Long cũng đang ráo riết “săn” nguồn vốn ngoại. Chiến lược đầu tư này chủ yếu thông qua các thương vụ mua bán – sáp nhập M&A. ông Nguyễn Vĩnh Trân, Chủ tịch Quỹ Jen Capital, trở ngại lớn nhất của các nhà đầu tư ngoại là việc xác định các quỹ đất sạch. >>> M&A bất động sản sẽ bùng nổ trong giai đoạn 2016-2017

Tính đến hết năm 2014, theo BCTC hợp nhất 2014 hoặc BCTC quý 1/2015, chỉ tính riêng 15 “đại gia” địa ốc trên sàn GDCK đã tồn kho khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Nhiều nhất phải kể đến Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc và tập đoàn Tân Tạo. Bất động sản Phát Đạt chiếm quán quân ở giá trị tồn kho căn hộ chung cư. Quốc Cường Gia Lai, Vinaconex…cũng là những đại gia có lượng tồn kho lớn…>>> 15 ông lớn địa ốc sàn chứng khoán "tồn kho" 50 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tồn kho trên thị trường bất động sản tiếp tục giảm mạnh. Tính đến ngày 20/4/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 68.782 tỷ đồng. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh, lượng tồn kho BĐS khoảng 13.528 tỷ đồng và tại TP. Hà Nội khoảng 8.869 tỷ đồng. >>> Gần 69 nghìn tỷ đang “chôn” trong bất động sản

Tòa nhà Keangnam landmark được rao bán, chưa nói đến mức giá và đối tác mua, thì hiện nay cư dân tòa nhà này đang có một nỗi lo lớn về phí bảo trì hơn 160 tỷ đồng. Mặc dù đã có lời trấn an từ Keangnam Vina, nhưng trước nguy cơ mất trắng gần 160 tỷ đồng phí bảo trì (2%), cư dân Keangnam đang lo lắng tìm phương án cứu vãn. >>> Vụ Tập đoàn Keangnam có nguy cơ phá sản: Nguy cơ mất trắng gói bảo trì 160 tỉ của dân

Hàng loạt tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi thi công tuyến đường sắt đoạn Nhổn – Ga Hà nội. Mới đây, sau vụ sập cần cẩu đang thi công, Sở Xây dựng Hà Nội đã ra thông báo cấm nhà thầu phụ Inceon thi công các dự án có nguồn vốn của Thành phố trong thời gian 1 năm. >>> Hà Nội cấm Inceco thi công các dự án có nguồn vốn của thành phố

HĐND thành phố Hà Nội vừa kết thúc đợt giám sát tình hình sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án. Kết quả là đã phát hiện hàng loạt các vi phạm như chậm đưa đất vào sử dụng, nợ tiền sử dụng đất, sử dụng đất trái quy hoạch…Có 172 dự án chậm tiến độ thực hiện dự án trên 24 tháng; 72 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với số tiền lên tới 4.715 tỷ đồng. Đáng chú ý, có tới 130 dự án sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch. >>> Hà Nội: 130 dự án sử dụng đất sai mục đích, trái quy hoạch

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa đồng ý giao tập đoàn Vingroup nghiên cứu, khảo sát đầu tư hai bãi đỗ xe ngầm sau khi thành phố thu hồi do nhiều năm không đầu tư. Cụ thể, hai bãi đỗ xe ngầm được chuyển giao cho Vingroup là các bãi đỗ tại SVĐ Hoa Lư và công viên văn hóa Tao Đàn. Hiện tại, theo quy hoạch, TP HCM có 4 bãi đỗ xe ngầm gồm hai bãi trên và bãi đỗ xe ngầm tại sân khấu Trống Đồng, bãi đỗ xe ngầm tại bãi dưới công viên Lê Văn Tám. >>> TPHCM chuyển hai dự án bãi đậu xe ngầm về tay Vingroup

>>> Địa ốc 24h: Bất động sản vẫn là kênh đầu tư đầy tiềm năng

Thanh Mai

Thanh Hiên

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên