Bất kể nam hay nữ, người tuổi thọ ngắn thường có 5 "đặc điểm chung": Nếu không có bất cứ điều nào thì xin chúc mừng
Ai cũng muốn sống trường thọ, nhưng tuổi thọ không hoàn toàn do ông trời quyết định. Vẫn có nhiều yếu tố phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt và hành vi của chúng ta. Có một số điều không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn khiến tuổi thọ của chúng ta bị rút ngắn.
- 19-06-2023Mang lương hưu hơn 30 triệu đồng về quê giúp đỡ bà con nghèo, chưa đầy 2 tháng ông hối hận không thôi: Mất tiền còn mang tiếng
- 16-06-2023Chim khổng lồ đâm vỡ kính chắn gió máy bay, phi công bị thương nặng vẫn bình tĩnh hạ cánh an toàn
- 16-06-2023Mùa hè ăn nhiều loại rau này vừa giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp, vừa là “món trường sinh” mà ít ai biết
1. Tâm trạng hay thay đổi, nhạy cảm và dễ cáu kỉnh
Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Nếu thường xuyên duy trì tâm trạng vui vẻ, tích cực thì các chức năng cơ thể sẽ ở trong tình trạng tốt, khả năng miễn dịch cũng được nâng cao, giúp kéo dài tuổi thọ.
Ngược lại, nếu chúng ta thường xuyên nhạy cảm, dễ cáu gắt, phiền muộn và lo lắng thì các chức năng cơ thể sẽ bị tổn thương, khả năng miễn dịch cũng suy giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh tật.
Ngày nay, nhiều người thường không ổn định về mặt cảm xúc do tính cách, môi trường, áp lực và các lý do khác. Họ dễ nổi giận hoặc buồn bã vì một số điều nhỏ nhặt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân và những người xung quanh, mà còn gây tổn hại đến sức khỏe và tuổi thọ của họ.
Vì vậy, hãy học cách điều tiết cảm xúc của mình, đọc sách hoặc xem video mang năng lượng tích cực, giao tiếp với người thân và bạn bè nhiều hơn, làm những việc khiến bản thân vui vẻ và thoải mái. Hãy nhớ rằng: "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ".
2. Không tập thể dục, lười vận động
Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả để duy trì sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ. Thông qua vận động, chúng ta có thể tăng cường chức năng tim mạch, hô hấp, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện quá trình trao đổi chất, tiêu hao mỡ thừa, tăng sức mạnh cơ bắp, v.v.
Ngược lại, nếu lười vận động, cơ thể trở nên yếu ớt, dễ béo phì và lão hóa nhanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác nhau.
Do công việc bận rộn, ngày càng nhiều người lơ là việc tập thể dục. Họ cảm thấy bản thân còn trẻ, sức khỏe còn tốt, có nhiều thời gian nên không lo lắng gì. Nhưng thực tế, tư duy này như một loại thuốc độc mãn tính, dần dần làm suy kiệt sức khỏe.
Vì vậy, hãy ngừng tìm lý do né tránh. Thay vào đó, dành ít nhất 15-30 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc vận động. Bạn có thể chọn phương pháp phù hợp với mình, chẳng hạn như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội, nhảy… Cứ kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy mình khỏe hơn, đẹp hơn và sống lâu hơn.
3. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Khẩu phần ăn uống là một trong những nguồn quan trọng để cung cấp đủ năng lượng, duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nếu chúng ta ăn uống cân đối, đủ chất, hợp lý và đúng giờ thì cơ thể sẽ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, chất khoáng, v.v. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp chúng ta duy trì các chức năng sinh lý bình thường, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các loại bệnh tật.
Ngược lại, nếu chế độ ăn thiếu chất, ăn quá nhiều hoặc kén ăn, cơ thể sẽ thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng, dễ rối loạn chuyển hóa và suy giảm khả năng miễn dịch.
Các loại thức ăn như mì gói, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt… có thể tiết kiệm thời gian, khẩu vị dễ gây "nghiện", nhưng sẽ gây ra nhiều vấn đề khác nhau trong cơ thể. Vì vậy, hãy cải thiện chế độ ăn uống của bản thân, ăn đủ ba bữa mỗi ngày, đảm bảo sự đa dạng dinh dưỡng.
4. Thích "cuộc sống về đêm"
Giấc ngủ là một trong những cách quan trọng để phục hồi sự mệt mỏi, duy trì sự cân bằng của cơ thể. Nếu đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 7-8 tiếng với chất lượng cao thì trí não minh mẫn, tâm trạng thoải mái, cơ thể khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu chúng ta thường xuyên đi ngủ muộn hoặc ngủ không đủ giấc trong thời gian dài, não bộ sẽ uể oải, tâm trạng hay u uất lo âu, cơ thể suy nhược, dễ sinh bệnh tật.
Một số người gặp tình trạng khó ngủ, ngủ không đủ giấc do áp lực công việc hoặc thói quen sinh hoạt. Họ có thể thường xuyên thức khuya để làm thêm giờ hoặc xem điện thoại di động… Họ có thể cảm thấy "cuộc sống về đêm" vui vẻ hơn, nhưng lại đánh mất nhiều sức khỏe và tuổi thọ hơn.
Vì vậy, hãy ngừng hy sinh giấc ngủ của mình, đi ngủ đúng giờ mỗi ngày và cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng.
Bạn có thể làm gì đó thư giãn, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ như nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền…; tránh những việc kích thích như sử dụng thiết bị điện tử, uống cà phê trước đó. Hãy nhớ rằng: ngủ sớm và dậy sớm thì sức khỏe mới tốt.
5. Có thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu trong thời gian dài
Những thói xấu này không chỉ làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh mãn tính. Dù biết vậy, nhiều người vẫn tìm đến để giảm căng thẳng hoặc tăng niềm vui. Nhưng khi có tuổi, họ sẽ hối hận vì những cái giá rất đắt.
Vì vậy, hãy bỏ hút thuốc và uống rượu càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm một số cách lành mạnh để giảm căng thẳng hoặc tăng niềm vui, chẳng hạn như thể thao, du lịch, phát triển nhiều sở thích…
Hãy nhớ rằng: Phải từ bỏ những thói quen xấu để sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
*Nguồn: Sohu
Trí Thức Trẻ