MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bé gái 2 tuổi bị dậy thì sớm trong khi được ăn uống điều độ: Nguyên nhân hiện diện ngay trong nhà mà cha mẹ không biết

23-07-2022 - 21:19 PM | Sống

Dậy thì sớm đã trở thành căn bệnh nội tiết ở trẻ em đứng hàng thứ hai sau béo phì. Tỷ lệ mắc bệnh đang tăng lên qua từng năm.

Bé gái 2 tuổi đã dậy thì

Charlene Denton, 35 tuổi, sống ở Northallerton, North Yorks cùng với chồng và 4 người con của mình. Vào năm 2016, cô phát hiện con gái út của mình có biểu hiện bất thường.

"Ngay sau khi tổ chức sinh nhật lần thứ 2 cho con gái, tôi đã nhận thấy ngực của bé bắt đầu phát triển to lên. Ban đầu các bác sĩ trấn an tinh thần vợ chồng tôi rằng, cơ thể bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh bình thường. Nhưng sau đó, con gái tôi lại tiếp tục có những hiện tượng lạ. Tôi đã đưa con gái trở lại và được bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác con có bị dậy thì sớm hay không. Kết quả khiến chúng tôi vô cùng sốc.", Charlene Denton nói.

Denton cho biết, đây là một tình trạng nghiêm trọng vì các bác sĩ cảnh báo nếu không điều trị, con gái của cô có thể không thể phát triển thêm. 

Bà mẹ 35 tuổi không giấu được sự ngạc nhiên. Cô đã đọc rất nhiều trường hợp trẻ bị dậy thì sớm do đó luôn chú trọng đến cơm ăn, áo mặc hàng ngày của con. Thậm chí, họ cũng không bao giờ cho con ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, kiểm soát đồ ăn vặt, đồ ngọt của con... thì sao có thể xảy ra chuyện này.

Theo các bác sĩ, ngoài chế độ ăn uống thì thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến tình trạng dậy thì sớm của trẻ. Cụ thể, việc sử dụng bóng đèn khi đi ngủ ban đêm là một trong những thủ phạm gây ra vấn đề này.

Charlene Denton bày tỏ rằng gia đình cảm thấy may mắn vì phát hiện được tình trạng của con sớm, từ đó có thể tìm đến những phương pháp hiệu quả nhất.

Sử dụng đèn ngủ gây dậy thì sớm?

Jenny Child làm việc tại Tổ chức Tăng trưởng Trẻ em của Vương quốc Anh cho biết: "Không còn nghi ngờ gì nữa, tuổi dậy thì đang có xu hướng bị rút ngắn. Chúng tôi nhận được ngày càng nhiều cuộc gọi từ các bậc cha mẹ khi nhận thức về tình trạng".

Theo thống kê mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước. Độ tuổi dậy thì của trẻ đang có hiện tượng sớm hơn 2-3 năm đối với bé gái, 1-2 năm với bé trai. Dậy thì sớm ở trẻ ngoài những ảnh hưởng trực tiếp trong sinh hoạt, trẻ còn chịu nhiều hệ lụy về cảm xúc, tâm lý và xã hội.

Trẻ em bị dậy thì sớm sẽ phát triển lông, mùi cơ thể, ngực hoặc cơ quan sinh dục. Nó ảnh hưởng đến một trong 5.000 người nhưng có thể khó được chẩn đoán, vì nó không phải lúc nào cũng được bác sĩ gia đình nhận ra.

Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, việc bật đèn vào ban đêm để con ngủ có thể ức chế quá trình sản xuất melatonin và khiến khả năng miễn dịch bị suy giảm. 

Theo các chuyên gia, sau khi trẻ ngủ, tuyến tùng ở não sẽ tiết ra một lượng lớn melatonin. Tuyến tùng có đặc điểm, nếu mắt tiếp xúc với nguồn sáng thì kích thích tuyến tùng, ức chế quá trình tiết ra chất nêu trên.

Nếu tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian ngủ dài ngày, tuyến tùng không thể tiết melatonin bình thường, sau khi chức năng ngủ bị rối loạn sẽ càng thúc đẩy tiết hormone kích thích nang trứng, trực tiếp dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ.

Các tác hại khác cần đề phòng

Ngoài ra, bật đèn ngủ trong thời gian dài để đi vào giấc ngủ còn dễ gây ra các vấn đề sau:

Cận thị

Khi trẻ được 2 đến 3 tuổi là thời kỳ quan trọng để phát triển thị lực, lúc này võng mạc đã phát triển hoàn thiện, ánh sáng tốt đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của võng mạc mắt.

Một nghiên cứu trên 479 trẻ em từ 2 đến 16 tuổi cho thấy rằng những đứa trẻ ngủ trong phòng có bật đèn trước 2 tuổi có nguy cơ bị cận thị cao hơn 5 lần so với những đứa trẻ ngủ trong bóng tối. 

Khi bật đèn ngủ trong thời gian dài sẽ phá vỡ sự cân bằng phát triển của võng mạc, ánh sáng chiếu vào mắt trẻ khiến thần kinh và cơ mắt căng thẳng, lâu ngày không thể thực sự thư giãn và nghỉ ngơi được, từ đó sẽ dẫn đến cận thị.

Ảnh hưởng đến chiều cao

Không phải ai ngủ có bật đèn cũng sẽ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý đó là chiều cao của bé cũng có thể bị ảnh hưởng.

Chỉ có chất lượng giấc ngủ tốt mới giúp ích cho sự phát triển thể chất của trẻ. Khi ngủ mà có ánh sáng từ đèn chiếu vào sẽ gây rối loạn bài tiết hormone tăng trưởng, không có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Sử dụng đèn ngủ như thế nào cho hợp lý?

Đối với trẻ nhỏ, việc bật đèn ngủ có thể đã trở thành thói quen không dễ bỏ... Do đó, việc sử dụng sao cho hợp lý là điều mọi người cần lưu ý.

Khi chọn đèn ngủ cho trẻ, không nên chọn đèn ngủ quá sáng. Màu ánh sáng có thể là đỏ, cam hoặc hổ phách, cường độ dịu và đặt cách xa trẻ, không nên đặt đèn ngủ chiếu sáng trực tiếp vào mắt trẻ.

Tốt nhất, cha mẹ có thể rèn luyện ngủ trong bóng đêm cho con ngay từ nhỏ. Hoặc nếu trẻ đã lớn, cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong thời gian đầu. Khi con đã quen với việc ngủ không có đèn, phụ huynh có thể để con ngủ riêng.

Theo The Sun, Healthline, NCBI

Bé gái 2 tuổi bị dậy thì sớm trong khi được ăn uống điều độ: Nguyên nhân hiện diện ngay trong nhà mà cha mẹ không biết - Ảnh 1.
https://cafef.vn/be-gai-2-tuoi-bi-day-thi-som-trong-khi-duoc-an-uong-dieu-do-nguyen-nhan-hien-dien-ngay-trong-nha-ma-cha-me-khong-biet-20220723102324181.chn

Thùy Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên