Bệnh dịch dạy tôi nhiều điều, về tiền bạc, gia đình và cuộc sống…
Đối với cha mẹ, hiểu và ở bên là sự ấm áp không thể thiếu, đời người làm gì có nhiều cái “năm tháng hãy còn dài” tới như vậy, nhất định phải trân trọng mỗi một cái “hiện tại” và mỗi một ngày ở bên.
- 03-04-2020Chân lý ngộ ra giữa mùa dịch: Tiền không phải vạn năng, nhưng không có tiền thì không được
- 03-04-2020Tâm sự của những shipper ngày đêm ngoài đường giữa mùa dịch Covid-19: "Dịch bệnh ai cũng sợ nhưng phải cố gắng vì miếng cơm manh áo"
- 03-04-2020Bộ Y tế và WHO khuyến cáo 3 khu vực người dân cần tránh lui tới để giảm thiểu nguy cơ mắc Covid-19
Dịch bệnh bùng phát, cùng với việc đem tới cho chúng ta sự bất an, nó cũng khiến chúng ta dừng bước, lắng lại quan sát bản thân, nhìn lại cuộc sống. Một vài người bắt đầu chú ý hơn tới sức khỏe và nâng cao hơn nữa năng lực cá nhân; một vài người thiết lập ra mục tiêu mới, quyết tâm "bù đắp" lại cho quãng thời gian đã qua; một vài gia đình ý thức được tầm quan trọng của việc cả gia đình quây quần bên nhau…
Bệnh dịch lần này dạy tôi nhiều điều, về tiền bạc, gia đình và cuộc sống…
Về tiền bạc, quan niệm về quản lý tiền bạc thay đổi
"Mở tiệm đã 3 năm, tôi hầu như làm tháng nào tiêu hết tháng ấy. Tôi luôn cho rằng mình vẫn còn trẻ, không cần chắt bóp tiết kiệm làm gì", M., sinh năm 95, chủ của một tiệm nail chia sẻ. Việc làm ăn kinh doanh phát triển rất tốt, mỗi tháng kiếm được hàng chục triệu là điều rất bình thường, nhưng dù thu nhập có cao thì M. cũng gần như không có khoản tiết kiệm.
"Trong tiệm có 4 nhân viên, mỗi tháng ngoài những khoản cố định như lương nhân viên, tiền điện nước, thuê nhà ra, phần lợi nhuận kiếm được còn lại tôi hầu như tiêu hết", M. chia sẻ, "Bình thường quen tiêu hoang, hơn nữa tôi cũng luôn cho rằng mình có năng lực kiếm tiền, vì vậy chưa bao giờ suy nghĩ tới vấn đề tiết kiệm."
Dịch bệnh bỗng nhiên xảy đến, và cũng chính nó đã làm thay đổi quan niệm về tiền bạc của M. "Sau khi bệnh dịch xảy ra, bỗng nhiên không còn thu nhập, nhưng lương, tiền thuê… vẫn cần phải chi, tôi cực chẳng đã đã phải vay người thân một số tiền để cố gắng duy trì", M. nói, "Trên Facebook, Zalo rất nhiều người đều ca thán tiền tín dụng, tiền nhà, tiền xe… làm sao mà trả, còn có người bảo mình chuẩn bị phải "cạp đất mà ăn". Xem đi xem lại, nghĩ đi nghĩ lại, tôi quyết định sau này nhất định phải học cách tiết kiệm, cần phải có ý thức về những nguy cơ bất ngờ xảy đến."
Đúng vậy, rất nhiều người khi đối mặt với một vấn đề hết sức thực tế đó là: nếu thu nhập bị ảnh hưởng, chúng ta có thể "cầm cự" được bao lâu?
"Tiền nhà có thể được kéo dài, nhưng cuối cùng cũng vẫn phải trả", phụ huynh của một học sinh cấp 3, anh H. chia sẻ, "Những bạn trẻ mới ra trường đi làm không cần nuôi cả một gia đình, có thể "kiếm ngần nào tiêu hết ngần ấy", nhưng chúng tôi thì không thể, mỗi tháng dù có tiêu ra sao cũng cần phải để ra một ít tiết kiệm, nếu không gặp chuyện gì thì thật sự sẽ "toang" luôn."
"Lúc bệnh dịch mới xảy ra, tôi còn buồn vì không được đi du lịch, nhưng bây giờ, điều tôi nghĩ là sau khi bệnh dịch qua đi, tôi phải nỗ lực kiếm tiền, nghiêm túc tiết kiệm", anh H., nhân viên của một công ty tài chính nói.
"Tay dư lương thực, tâm lý không hoang". Hiện nay, rất nhiều người trẻ có thói quen "kiếm ngần nào tiêu hết ngần đó", thậm chí còn có thói quen tiêu tín dụng, chi tiêu trước trả tiền sau, một trận dịch bệnh bất ngờ ập đến, khiến không ít người trẻ vốn dĩ tiêu rất hoang cũng bắt đầu ngầm hạ quyết tâm thay đổi phương thức chi tiêu trong quá khứ, trên hết, luôn phải bỏ ra một phần lương để tiết kiệm lại, không được đụng tới.
"Không chỉ phải học cách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm tiền, quan trọng hơn là phải nâng cao khả năng kiếm tiền", anh H. nói, bệnh dịch xảy đến, thứ có thể làm hiện tại chỉ là ở lì trong nhà, ngoài khoảng thời gian ăn chơi ngủ nghỉ nhàm chán ra, bạn cũng có thể lựa chọn học hỏi nâng cao bản thân.
"Vốn dĩ cứ lấy lí do bận rộn ra để chối bỏ việc học tập, nhưng lúc này, thứ mà mọi người có nhiều nhất chính là thời gian. Hi vọng trong "kì nghỉ" đặc biệt này, chúng ta ai cũng có thể khỏe mạnh, vui vẻ, không ngừng học tập và quyết tâm hơn, chuẩn bị cho mình một tâm lý tự tin và kiên cường hơn để chào đón những ngày sau đại dịch", anh H. nói.
Gia đình, đồng hành và thấu hiểu là quan trọng nhất
Làm cơm cùng mẹ, gội đầu cho mẹ, cùng mẹ tập Yoga, trong kì nghỉ dài này, G. đã làm rất nhiều việc mà trước đây cô chưa từng làm với mẹ.
"Ở cạnh mẹ lâu như vậy, cảm thấy rất hạnh phúc", G., 18 tuổi lên thành phố học đại học, sau khi tốt nghiệp vẫn tiếp tục ở lại thành phố làm việc.
"Mấy năm trước ba tôi qua đời, vì xa nhà nên tôi đã không thể nhìn mặt ba lần cuối. Tôi rất muốn ở bên mẹ nhiều hơn, nhưng công việc bận rộn hàng ngày vẫn khiến tôi quên mất mẹ", G. chia sẻ.
"Từ trước tới giờ, ba mẹ người nhà đều hi sinh rất nhiều cho chúng ta, nhưng chúng ta luôn xem những điều này là hiển nhiên, hồi đáp lại cho họ rất ít", G. nói, dạo gần đây, khi bắt buộc phải ở nhà dài ngày, cô mới hiểu ra một đạo lý: đối với cha mẹ, hiểu và ở bên là sự ấm áp không thể thiếu, đời người làm gì có nhiều cái "năm tháng hãy còn dài" tới như vậy, nhất định phải trân trọng mỗi một cái "hiện tại" và mỗi một ngày ở bên.
P., chủ của một cơ sở kinh doanh tiệm ăn nói, hàng ngày vì kiếm tiền mà hôm nào cũng tất bật từ sáng tới tối, không có thời gian quản con cái. Phần lớn thời gian con đều ở với ông bà. "Có một hôm con nói với tôi, mẹ ơi, cuối cùng mẹ cũng có thời gian chơi với con rồi. Nghe xong câu ấy tôi ngẩn người ra, lúc này mới chợt nhận ra rằng đã rất lâu rồi tôi không ở bên con."
Ngoài việc ý thức được tầm quan trọng của việc ở cạnh bên, rất nhiều người cũng nhìn ra được sự vất vả và không dễ dàng của nửa kia, bắt đầu học cách thấu hiểu.
V., một nhân viên công sở, cả nhà từ sáng tới tối ở cùng nhau, những khuyết điểm mà hàng ngày bị công việc và nhiều việc khác đè xuống, mấy ngày ở nhà đã bắt đầu "lòi ra cái đuôi". "Tôi thấy được sự vất vả của vợ mình, bình thường việc nhà đều do cô ấy chăm sóc, tôi luôn cho rằng làm việc nhà rất đơn giản, bây giờ mới biết, không hề dễ dàng chút nào". V. nói, mấy hôm nay mới biết vì sao mà vợ mình trước đây lại ca thán.
Một trận dịch bệnh, khiến chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc ở bên và yêu thương, đồng thời thấu hiểu hơn sự khó khăn, vất vả của mỗi thành viên trong gia đình. Trong giai đoạn đặc biệt này, chúng ta đều đang không ngừng hỏi bản thân: hạnh phúc lớn nhất đời người là gì? Thực ra, cả nhà khỏe mạnh, luôn ở bên nhau, chính là hạnh phúc lớn nhất.
Cuộc sống, sống tích cực và lành mạnh hơn
Những tháng đầu năm 2020, việc mọi người quan tâm nhất là tình hình dịch bệnh, mong chờ nó nhanh chóng trôi qua.
"Trong những ngày không ra khỏi cửa, ngoài ăn, ngủ, chơi ra, tôi luôn nghĩ, đợi tới khi dịch bệnh hết, nên sống cuộc đời còn lại ra sao". P., một biên tập viên của một công ty truyền thông nói, một trận bệnh dịch, khiến nhiều người quyết tâm phải sống sao cho thật khỏe mạnh.
"Trước đây tôi không đụng tới một hạt gạo, con dao nào trong bếp, nhưng khoảng thời gian này, tôi không chỉ học xào rau, nấu cơm, còn học những món có mức độ khó hơn như làm bánh hay các món hầm", A., một nhân viên công sở chia sẻ, "Thực ra, những việc này, không phải là không làm được, mà quan trọng là muốn học, muốn làm hay không. Sau này, nếu không bận, tôi nhất định sẽ tự mình nấu cơm ăn, vừa tiết kiệm, lại vừa lành mạnh."
L., là một huấn luyện viên thể hình, những ngày ở nhà, anh luôn kiên trì chống đẩy mỗi ngày, không bỏ một ngày nào. "Đối mặt với dịch bệnh, càng ý thức được hơn rằng sức khỏe, khỏe mạnh mới là quan trọng nhất, tôi nhất định sẽ kiên trì!"
Một trận dịch bệnh, con người đã phải trả cái giá quá lớn. Chúng ta cần phải nghiêm túc suy nghĩ, xem xét lại, cần phải hạ quyết tâm thay đổi, bao gồm thái độ sống, cách sống và cả những quan niệm và hành vi sống mà trước đây chúng ta cho là bình thường nhưng thực chất lại tồn tại nguy cơ tiềm tàng.
Đó chính là thay đổi thói quen ăn uống, để từ chối thịt động vật hoang dã trở thành sự tự giác không chỉ của người dân Trung Quốc mà còn của tất cả mọi người trên thế giới.
"Thực ra, thứ chúng ta cần thay đổi, còn nhiều hơn thế. Một trận bệnh dịch, khiến chúng ta thêm yêu, kính trọng cuộc sống hơn, khiến chúng ta thêm yêu công việc của mình hơn, thêm yêu thương những người thân xung quanh hơn, thêm thấu hiểu người bạn đời của mình hơn, thêm lý tính với cuộc sống hơn. Sau khi bệnh dịch qua đi, hãy kịp thời nhìn nhận lại bản thân và cuộc sống của mình trước giờ, dám và ngay lập tức thay đổi chính là tiền đề của sự hăng hái tiến lên", nhà tư vấn tâm lý người Trung Quốc, Zhang Pu nói, hi vọng mọi người sau khi dịch bệnh kết thúc có thể thiết lập cho mình một lối sống mới tích cực và khỏe mạnh hơn.
Trí thức trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19