MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí ẩn "làng địa ngục" tại châu Á: Nơi thanh niên 16 tuổi đã mắc ung thư, 1/3 số dân cư chết dần cùng vì một lý do

25-08-2024 - 20:17 PM | Tài chính quốc tế

Điều gì đã khiến người dân của ngôi làng này đang chết dần chết mòn hàng ngày?

Ở độ tuổi 16 với ước mơ trở thành đô vật chuyên nghiệp, Akshay Rathee lại bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Điều này đã khiến cho toàn bộ cuộc sống của cậu bị đảo lộn và ước mơ của cậu gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Không chỉ Akshay Rathee, những cư dân khác tại Gangnauli, ngôi làng nằm ở tiểu bang Uttar Pradesh, cách thủ đô New Delhi (Ấn Độ) khoảng hai giờ lái xe, nhiều cư dân sinh sống tại đây cũng được chẩn đoán mắc ung thư.

Bí ẩn

Nhiều người dân tại làng được chẩn đoán mắc ung thư dù ở độ tuổi còn rất trẻ

Dù ở bề ngoài, ngôi làng này trông giống như bất kỳ ngôi làng nào khác ở Bắc Ấn Độ nhưng từ lâu nó đã được ngầm gọi là "làng địa ngục" khi ẩn chứa số liệu thống kê đáng sợ về số lượng người mắc bệnh ung thư tại đây. Người dân địa phương ước tính rằng khoảng 1/3 trong số 5.000 cư dân ở đây mắc căn bệnh này.

Vipin Rathee, một trong những bệnh nhân bị ảnh hưởng, được chẩn đoán mắc khối u ác tính ở dạ dày cách đây 2 năm. Sức khỏe của anh ngày càng suy giảm, ngay cả khi anh đã thực hiện  tám đợt hóa trị liên tục. Hiện tại, anh và gia đình đã cạn kiệt nguồn lực sau khi phải chi trả cho việc chăm sóc y tế.

"Tôi thấy hầu hết dân làng ở đây đều gặp phải vấn đề tương tự. Mọi người đã chi rất nhiều tiền cho việc điều trị y tế và chi phí chữa bệnh. Thực sự không có sự giúp đỡ nào từ bất kỳ ai ở đây" - Vipin Rathee chia sẻ với CNA.

Bí ẩn

Ngay cả những đứa trẻ cũng phải đối mặt với các căn bệnh hiểm nghèo khác

Theo một báo cáo được công bố đầu năm nay bởi tập đoàn chăm sóc sức khỏe đa quốc gia Ấn Độ  - Apollo Hospitals, Ấn Độ đã được gọi là là "thủ đô ung thư" của thế giới. Sau khi ghi nhận khoảng 1,4 triệu ca mắc ung thư mới vào năm 2022, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng nước này có thể ghi nhận khoảng 1,6 triệu ca ung thư mới vào năm 2025.

Các dự báo tiếp tục cho thấy tổng số ca ung thư ở Ấn Độ cũng sẽ tăng 13,9 triệu ca từ năm 2020 lên 15,7 triệu ca vào năm 2025. Mức tăng trưởng này cho thấy chỉ trong vòng 5 năm, tỷ lệ người mắc ung thư tại Án Độ đã tăng đến 13%.

Nguyên nhân đến từ đâu?

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư ở ngôi làng Gangnauli có thể là do nguồn nước mà người dân địa phương sử dụng.

Sông Krishna, là con sông dài thứ ba của đất nước và là nguồn sống của khoảng 6.000 hộ gia đình trong làng, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải công nghiệp từ các nhà máy đường và giấy gần đó. 

Bí ẩn

Chất thải công nghiệp không được kiểm soát đã biến nước sông Krishna thành chất độc và sau đó làm ô nhiễm nước ngầm

Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng đổ lỗi cho nước này là nguyên nhân khiến một số trẻ em sinh ra bị dị tật xương. Người dân cho rằng dù những đứa trẻ vẫn chưa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thì nỗi ám ảnh về căn bệnh này vẫn luôn khiến họ lo lắng mỗi ngày.

Người dân tên Satendar Rathi cho biết con trai cả của ông là Vikas, tên của ông có nghĩa là sự phát triển trong tiếng Hindi, đã nằm liệt giường từ năm 2010 Cha của cậu bé kể lại rằng cậu bé sinh ra khỏe mạnh, nhưng xương của cậu bắt đầu biến dạng ngay sau khi cậu bắt đầu uống và ăn thức ăn rắn.

Nước từ con sông và các nhánh sông là mối liên kết chung giữa hàng chục ngôi làng trong khu vực và tỷ lệ ung thư được báo cáo là tăng. Tai họa này đã làm sáng tỏ cách các yếu tố môi trường có thể dẫn đến ung thư ở một quốc gia mà 2/3 dân số sống ở những ngôi làng có dịch vụ chăm sóc sức khỏe nghèo nàn.

Bí ẩn

Chất thải công nghiệp từ các nhà máy đường, lò giết mổ, nhà máy giấy, ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm và nhà máy chưng cất đổ vào các con sông, biến chúng thành kênh thoát nước thải

Tòa án Xanh quốc gia Ấn Độ, một cơ quan theo luật định xử lý các tranh chấp về môi trường, đã ra lệnh mở nhiều cuộc điều tra đối với những kẻ gây ô nhiễm. Tuy nhiên, bất chấp một số hành động, người dân địa phương cho biết họ không nhận thấy có nhiều thay đổi tác động trực tiếp lên cuộc sống của họ.

"Tôi muốn rời khỏi đây (Gangnauli-PV) và muốn đưa gia đình tôi đi cùng. Nếu chúng tôi ở lại đây, tất cả đều sẽ nắc bệnh. Cuộc sống ở đây sẽ chẳng còn gì nữa". - Akshay Rathee nói.

Nguồn: CNA

Theo Thanh Lê

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên