Bí ẩn ngôi làng cổ Trung Quốc nằm giữa trời, người dân tự tay đục núi làm đường đi lại, bất ngờ giúp cả làng phát tài
Độc đáo ngôi làng “lơ lừng” trên 9 tầng mây, người dân tự tay đục núi làm hầm để thông xuống núi
Trước khi đường hầm xuyên núi hoàn thành, với địa hình núi non hiểm trở, ngôi làng gần như bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
- 14-08-2023"Bác, ông, thầy giáo, bạn bè và quản lý cùng đến nhà, bạn sẽ rót nước mời ai trước?”: Ứng viên EQ cao đáp khéo, được tuyển vào làm luôn
- 11-08-20237 khoản tiền mà người giàu luôn thẳng tay chi tiêu, chưa bao giờ cần “cân đong đo đếm”: Kỳ lạ càng tiêu càng giàu
- 09-08-2023Nghỉ hưu dù sớm hay muộn, "học lỏm" 4 bí quyết từ người Nhật để có thể an hưởng nửa đời còn lại
Ngôi làng cổ ẩn mình giữa núi non hùng vĩ
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, nhiều danh lam thắng cảnh ẩn mình dần được con người khám phá và biến thành những điểm du lịch hút khách. Làng Guoliang (Trung Quốc) mới được phát hiện cách đây vài năm là một thiên đường du lịch như vậy.
Đến hiện tại, ngôi làng ngày càng nổi tiếng và có càng nhiều yếu tố thương mại được lồng ghép vào đây, khiến nhiều du khách khi đến đây một lần nữa không khỏi cảm thán trước khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, trong lành…
Làng Guoliang nằm sâu trong dãy núi Taihang. Điểm đặc biệt Guoliang là ngôi làng làm hoàn toàn từ đá với dân số chỉ vào khoảng hơn 300 người. Nơi đây mang vẻ đẹp vô cùng trong lành và hùng vĩ của thiên nhiên, được bao quanh bởi núi non và nhiều nét văn hóa bản địa thú vị, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.
Khách du lịch muốn tới làng Guoliang phải vượt qua một con đường chật hẹp bên vách đá dựng đứng ở độ cao 1.752 mét, luôn nằm trong danh sách những con đường nguy hiểm nhất thế giới. Nhưng ngược lại với sự nguy hiểm, cung đường này lại thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến tham quan và khám phá.
Chính vì vậy Guoliang còn được gọi với cái tên mĩ miều là ngôi làng trên 9 tầng trời vừa huyền bí, vừa xa lạ.
Đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào thủ công
Trước khi đường hầm xuyên núi Gouliang hoàn thành, với địa hình núi non hiểm trở, làng Guoliang gần như bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Người dân địa phương không chỉ gặp khó khăn vì kênh tế, mà còn hạn chế trong việc tiếp cận với hệ thống giáo dục, y tế, khoa học hiện đại...
Khi đó, nếu có người bị ốm, trai tráng trong làng phải khiêng cáng xuống núi và sau đó thực hiện một hành trình kéo dài 4 giờ để đến bệnh viện gần nhất.
Trước hoàn cảnh như vậy, cả làng quyết định cử ra 13 người dân khỏe nhất để thực hiện 1 công trình hoành tráng. Đó là đào đường hầm qua núi Taihang để có thể giao thương với bên ngoài.
Mặc dù chưa có bất kỳ kinh nghiệm hoặc kiến thức kỹ thuật nào nhưng tất cả vẫn tình nguyện tham gia, nhanh chóng bắt đầu công việc. Chỉ sử dụng những công cụ thô sơ như đục và búa, họ dùng dây thừng hạ mình xuống sườn núi Taihang để đục từng inch một trên các vách đá. Ở giai đoạn khó khăn nhất, họ mất tới ba ngày mới hoàn thành được một mét đường hầm. Nhưng điều quan trọng là không ai bỏ cuộc.
Họ đã làm việc cật lực suốt 5 năm để hoàn thành đường hầm dài 1.250 m, cao 5m và rộng 4m để xe cộ có thể qua lại dễ dàng. Quá trình này có không ít sự hy sinh, mồ hôi và cả máu của những người dân làng. Nhưng thành quả cuối cùng giống như một sự đền đáp xứng đáng.
Đến năm 1977, đường hầm chính thức hoàn thành, giúp ngôi làng dần hiển hiện rõ hơn trong mắt thế giới. Lần đầu tiên, ngôi làng Guoliang hẻo lánh có thể được tiếp cận bằng ô tô, và điều đó đã thay đổi mọi thứ.
Sức hấp dẫn kỳ lạ của ngôi làng ẩn mình
Hiện nay làng Guoliang mang đặc trưng rất riêng thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan. Khi đến làng, du khách ngạc nhiên trước ngôi làng được làm hoàn toàn bằng đá này, kể cả những đồ vật thường dùng như bàn, ghế, dụng cụ bếp… Người dân Guoliang cũng vô cùng thân thiện và luôn chào đón du khách khi đến tham quan làng.
Những năm gần đây khi du lịch Trung Quốc được thúc đẩy, du khách đến làng ngày càng đông, đời sống của người dân cũng dần khá lên.
Theo thông tin của Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc, doanh thu bán vé vào cửa làng Guoliang đạt 120 triệu NDT (khoảng 17 triệu đô la) trong năm 2018. Nhiều người dân địa phương hiện đang là chủ doanh nghiệp đầu tư vào khách sạn và các tiện nghi khác cho khách du lịch.
"Trong quá khứ, chúng tôi còn ganh tỵ với đời sống của người ở dưới chân núi. Nhưng bây giờ, không ai muốn rời khỏi ngôi làng trên đỉnh vách đá này. Chúng tôi cảm thấy hài lòng về ngôi nhà của mình", Shen Heshan - một người dân địa phương nói.
Nhờ có đường hầm xuyên núi, Guoliang đã từ một ngôi làng nhỏ hầu như không ai biết tới rồi trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp. Ngôi làng còn sở hữu vẻ đẹp như tiên cảnh khi nằm ở độ cao trên 1700 mét, bầu không khí trong lành, khung cảnh hùng vĩ nên trở thành địa điểm tuyệt vời để nghỉ ngơi thư giãn.
Đặc biệt tại đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã vô cùng hấp dẫn như: Nấm, rau rừng, măng tươi, thịt rừng…
Nhiều du khách đổ xô tới đây để đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nơi đây rất phù hợp trở thành điểm đến để "chữa lành" tâm hồn, giúp bạn tránh xa ồn ã của phố thị, giải tỏa áp lực khỏi guồng quay công việc thường ngày.
Ảnh: Journey.tw, Aboluowang, Sina...
Nhịp sống thị trường