Bị đổ tội bắt cóc, người phụ nữ “nhẹ dạ” mất gần 900 triệu đồng, dọa báo cảnh sát còn bị thách thức: “Muốn báo cho ai thì báo”
Vì tin lời những kẻ lừa đảo, người phụ nữ mất 900 triệu đồng, thậm chí còn bị thách thức ngược.
- 31-10-2023Vợ mất, sống nhà con gái 1 năm, tôi nhận ra: Cuộc sống “tốt nhất” của 1 ông già độc thân nhờ 3 chân lý
- 30-10-20233 “lối yêu thương” sai lầm, nhiều cha mẹ tưởng tốt nhưng lại là “con dao hai lưỡi” khiến trẻ thất bại, không có tương lai
- 30-10-2023Hứa chu cấp để em gái nghỉ việc chăm sóc mẹ, khi mẹ mất, anh trai khiến em “chết lặng” vì 1 hành động này
Vào ngày 15/01, một người phụ nữ họ Tạ (30 tuổi) ở Thiểm Tây, Trung Quốc, đã nhận được một cuộc điện thoại, người gọi tự giới thiệu mình là “Cảnh sát Trần Minh của Đội Cảnh sát Hình sự Thiểm Tây”.
Trần Minh cho biết, vào ngày 30/12 năm ngoái, cô Tạ đã đăng ký tìm một đứa trẻ mất tích tại Bệnh viện Nhân dân quận Đại Hưng ở Bắc Kinh. Anh nói tiếp: “Bạn bị tình nghi buôn bán trẻ em, cơ quan công an đã đưa bạn vào danh sách cần điều tra và bắt giữ”
Nghe xong tin này, cô Tạ choáng váng giải thích vội vàng với họ rằng: “Lúc đó tôi đang ở Tây An chứ không hề ở Bắc Kinh”.
Lúc này Trần Minh không nghe giải thích, anh ta đã chuyển máy cho một người phụ nữ tự xưng là Lưu Tư Anh, Đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Thiểm Tây.
Lưu Tư Anh nói: “Chúng tôi đã đã nhận được thông báo từ Văn phòng Công An quận Đại Hưng ở Bắc Kinh về một vụ bắt cóc trẻ em.
Chúng tôi đã điều tra số chứng minh thư (CMT) người giám hộ của đứa trẻ, hoàn toàn trùng khớp với số của cô, đối tượng mà chúng tôi đang tìm”.
Sau đó Lưu Tư Anh đọc số CMT của người đưa đứa trẻ tới bệnh viện thì quả thật là số CMT của cô Tạ. Điều này khiến cô càng hoang mang và hoảng sợ.
Lưu Tư Anh cũng yêu cầu cô Tạ phải đến Văn Phòng Công an quận Đại Hưng ở Bắc Kinh để khai nhận và làm rõ. Tuy nhiên, sau khi biết cô Tạ đang ở Tây An, không thể đi Bắc Kinh, người này nói sẽ cử Trần Minh đến để phối hợp làm việc trước với cơ quan điều tra. Khi có thông tin, họ sẽ liên lạc với cô để làm rõ tình hình. Nghe vậy, cô Tạ vô cùng thấp thỏm vì sợ sẽ phải ngồi tù hay chịu các án phạt.
Ngày hôm sau, cô Tạ nhận được 1 cuộc điện thoại của người đàn ông tự xưng là Ngô Kim Tuyền. Anh này đã nghiêm khắc tra hỏi về những “lịch sử tội ác” của cô. Theo lời Kim Tuyền, cha mẹ của những đứa trẻ bị bắt cóc đã báo cáo cô ra công an và thậm chí cô còn liên quan đến nhiều đứa trẻ bị mất tích khác.
Ngô Kim Tuyền nói vụ án đang được khẩn trương điều tra và làm rõ, yêu cầu cô Tạ phải hoàn toàn giữ bí mật. Nếu như bí mật bị rò rỉ, cô Tạ sẽ phải đối mặt với mức án bổ sung từ 3 đến 5 năm tù. Lúc này, tâm lý của cô như hoàn toàn sụp đổ, cô thấy bất an và hoang mang.
Sau đó, Ngô Kim Tuyền gửi cho cô Tạ bức ảnh chụp một đứa trẻ với vô số vết thương và bầm tím đang nằm trong bệnh viện. Kèm theo đó, anh còn gửi một bức ảnh lệnh bắt giữ có in hình của cô.
Người này còn tiếp tục kết nối cô Tạ với một người tên Lôi Trường Thiên tự xưng là “người phụ trách chính của vụ án”. Sau khi nhận thêm 1 số hình ảnh cáo buộc tội bắt cóc, cô hoảng hốt vì thậm chí có cả tên tuổi, địa chỉ của mình và số điện thoại của công ty. Vì vậy, cô đã hoàn toàn tin lời bọn lừa đảo.
Hôm sau, Lôi Trường Thiên gọi lại cho cô và nói rằng, để chứng minh cô vô tội, tài sản của cô sẽ bị phong tỏa. Cô Tạ không đồng ý, Lôi Trường Thiên lập tức dọa nạt, nếu không làm theo, cô sẽ ngay lập tức bị bắt giữ, tiến hành công chứng, kiểm kê và khóa tài khoản.
Không còn cách nào khác, cô Tạ buộc phải làm theo chỉ đạo của chúng. Sau đó, cô tiếp tục nhận được lời mời kết bạn của một người tự xưng là trưởng phòng Hàn Chí. Hàn Chí đã yêu cầu cô làm thẻ tiết kiệm tại Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), đồng thời phải kích hoạt ngân hàng trực tuyến và thẻ tín dụng.
Sau khi làm xong, chiều hôm sau, Hàn Chí lại tiếp tục liên lạc và yêu cầu cô Tạ đăng ký phần mềm có tên “Shande Dora Cloud”. Ở phần mềm này, cô phải xác thực chứng minh thư 2 mặt. Đồng thời cô phải kết nối thẻ Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) mà cô vừa làm với Tập đoàn đầu tư và tài chính quốc tế của Trung Quốc (CITIC) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần do các pháp nhân doanh nghiệp sở hữu (China Merchants Bank).
Hàn Chí cũng thông báo thêm, sau khi cô hoàn tất, họ sẽ tiến hành “kiểm kê công chứng” thông qua máy tính, nếu phát hiện cô Tạ không hợp tác, thì sẽ phải đối mặt với án tù không thời hạn. Sau đó chúng yêu cầu cô chuyển tiền vào ngân hàng để chúng kiểm kê tài sản.
Cô Tạ vì quá tin tưởng, đã chuyển hơn 110.000 NDT( khoảng 370 triệu đồng) mà cô tiết kiệm được cùng với số tiền hạn mức của thẻ tín dụng vào thẻ ICBC.
Ngày 13/1, cô đã kiểm tra thẻ và phát hiện 256.616 NDT (gần 900 triệu đồng) đã bị rút theo đợt. Lúc đó, Hàn Chí đã khăng khăng nói với cô, đó là bí mật quốc gia và yêu cầu cô Tạ không được nói cho ai biết.
Tuy nhiên, vì cảm thấy không an toàn nên cô đã báo vụ việc cho Cục Công an Tây An, nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, họ đã báo luôn cho Sở Cảnh sát cấp cao thuộc Chi nhánh Đông Tân Thành.
Không liên lạc được cho Hàn Chí, người phụ nữ này lập tức gọi điện cho Lôi Trường Thiên, tra hỏi về việc bị mất tiền và cảnh báo sẽ báo cảnh sát. Thế nhưng, không những không sợ, hắn còn dọa ngược lại cô: “Muốn báo ai thì báo”.
Cô Tạ vô cùng lo lắng khi mất đi số tiền lớn, lập tức gọi điện cho tất cả những người đã nói chuyện với mình, nhưng hiển nhiên không một số nào liên lạc được.
Cô Tạ chỉ biết chờ đợi tin tức từ phía cảnh sát thật. Sau đó, cảnh sát Thành phố mới Tây An đã ngay lập tức sử dụng "Nền tảng thanh toán ngăn chặn gian lận viễn thông của Bộ Công an" để chặn và đóng băng tài khoản của băng đảng lừa đảo. Hiện tại, phía cảnh sát vẫn đang đi tìm đầu mối để xử lý triệt để đường dây này.
Theo Thepaper
Nhịp Sống Thị Trường