Bị sa thải chỉ bằng một tin nhắn, gọi 800 cuộc điện thoại không được phản hồi về bảo hiểm: Cơn ác mộng "thất nghiệp" ám ảnh hơn 22 triệu người Mỹ
Nước Mỹ đang trải qua một “cuộc vật lộn” với tỷ lệ thất nghiệp chưa từng có và được dự đoán sẽ trải qua một cuộc suy thoái do đại dịch virus corona gây ra, kéo dài ít nhất đến năm 2021.
- 27-04-2020Thất nghiệp chưa phải điều tồi tệ nhất mùa dịch này, cách nó hủy hoại cơ thể và tinh thần còn đáng sợ hơn: Nhẹ thì mất ngủ, nặng là trầm cảm
- 25-04-202037 tuổi, tôi nghỉ việc để khởi nghiệp nhưng thất bại, gánh món nợ chưa từng nghĩ tới: "Cơn bốc đồng” chính là ngọn lửa đốt cháy sự nghiệp, đừng để bản thân phải hối tiếc
- 25-04-2020Quãng thời gian thất nghiệp, vô gia cư đã dạy tôi bài học đắt giá để sống sót qua đại dịch Covid-19: Khi còn sung túc, đừng lãng phí đồng tiền xương máu vào thứ vô nghĩa
Tính đến 17/4, có hơn 22 triệu công dân Mỹ đã mất việc.
Alexander Colvin, một nhà nghiên cứu lao động và việc làm, đồng thời cũng là trưởng khoa của Trường ILR tại Đại học Cornell cho rằng quy mô của vấn đề thực sự rất “kịch tính”: “Chúng ta đi từ 300 – 400 nghìn người mất việc mỗi tuần đến con số 3 triệu, rồi 6 triệu. Những con số cứ tăng lên mỗi ngày. Chưa bao giờ quy mô mất việc lại “vỡ trận” nhanh như vậy, và nó đem đến một sự thay đổi chưa từng có trong thị trường lao động”.
Đối với những người mới thất nghiệp, mối quan tâm của họ tập trung hàng đầu vào việc nộp đơn xin thất nghiệp, các khoản nợ và các hóa đơn cần thanh toán hơn là lo ngại về việc giữ gìn sức khỏe – dù đại dịch Covid-19 rất nguy hiểm.
Những ảnh hưởng nặng nề nhất đã được tổng hợp:
Bị sa thải qua tin nhắn
Nhiều người thực sự đã bị cho nghỉ việc bằng những cách không thể ngờ tới. Evan Karadimos là một sinh viên năm cuối tại Đại học Rutgers. Anh đã làm việc 20 giờ mỗi tuần tại một công ty luật ở Highland Park, New Jersey trong 10 tháng qua với hy vọng có thể chuẩn bị một vị trí full-time sau khi tốt nghiệp.
Hồi cuối tháng 3, Karadimos đã chủ động hỏi sếp mình về việc công ty có kế hoạch cho nhân viên làm việc tại nhà không, với điều kiện là các công ty luật được coi là doanh nghiệp thiết yếu ở bang New Jersey. Hơn một tuần sau anh mới nhận được phản hồi từ ông chủ của mình, thông qua một tin nhắn, rằng anh bị cho nghỉ việc.
Ảnh minh họa.
Karadimos sống dựa hoàn toàn vào công việc đó và tất nhiên anh chẳng bao giờ dám nghĩ đến gói hỗ trợ kích thích kinh tế (những công dân Mỹ từ 17 – 24 tuổi được tuyên bố là người phụ thuộc sẽ không đủ điều kiện nhận khoản hỗ trợ 1.200USD). Anh rơi vào lo lắng về những khoản phí phải chi trả và nhất là khoản vay sinh viên vẫn còn.
Những yêu cầu bất ngờ
Andrea Glazer gần như đã hoàn thành xong hợp đồng 6 tháng tạm thời với tư cách trợ lý điều hành tại một công ty quảng cáo ở Cincinnati, Ohio. Cô đã rất hào hứng khi trở thành người quản lý dự án toàn thời gian vào tháng 5 trước khi nhận được một cuộc gọi bất thường từ sếp của mình:
“Ông ấy nói nếu như muốn tiếp tục công việc ở công ty và ông ấy cũng khuyên tôi nên làm điều này, thì hãy đến văn phòng ngay và vệ sinh toàn bộ văn phòng. Suốt một tuần sau, tôi đã vệ sinh hơn 100 bàn làm việc và vài phòng họp, hít vào rất nhiều clo trong phổi. Tôi nhận ra sự tôn trọng đáng kính dành cho những người lao công và dọn dẹp trên khắp thế giới. Đây quả thực không phải một công việc dễ dàng”.
Nhờ những nỗ lực chăm chỉ đó, Glazer đã nhận được vị trí mới trong khi rất nhiều người trong công ty bị sa thải. Lời khuyên của cô là hãy tận dụng triệt để cũng như làm tốt nhất công việc của mình để chứng minh bạn sẽ làm tất cả điều gì để được ở lại với công ty.
Tiếc là vì đại dịch, công việc của cô đột ngột “bị đình chỉ vì tương lai khó đoán trước” qua một email từ sếp. Người quản lý thực sự vẫn rất hỗ trợ và mong muốn có cô đi làm trở lại khi công ty phục hồi. Nhưng Galzer không thể chờ một đích đến không thấy trước và chủ động đi tìm thêm một vài công việc khác phù hợp.
Glazer cũng đăng ký bảo hiểm thất nghiệp nhưng không được chấp thuận, vì thế cô phải sử dụng đến tiền tiết kiệm của mình. Điều này gây ra không ít áp lực vì đến nay vẫn chưa có thu nhập thay thế.
Cơn ác mộng thất nghiệp
Ảnh minh họa.
Hàng trăm người đã liên hệ với cơ quan quản lý để đăng ký thủ tục thất nghiệp nhưng chỉ nhận về sự thất vọng. David Cheung, một nhân viên pha chế và nghệ thuật ở Brooklyn, đã gọi đến 800 lần mà chưa nhận được phản hồi. Và mặc dù có tiền tiết kiệm để “cầm cự” 1 – 2 tháng nhưng sự ám ảnh về việc cạn kiện chi tiêu đi vào cơn mơ hàng đêm.
“Tôi đã gọi đến cơ quan quản lý thất nghiệp mỗi ngày, có lẽ tôi đã gọi 800 cuộc điện thoại từ hôm 15/3. Có những lúc thậm chí tôi đã tuyệt vọng đến bật khóc”, Marla Frezza, một bartender ở New York cho hay.
Cô không thể trả được 2.400 USD phí thuê căn hộ studio mỗi tháng, nhưng cô cũng đang cố gắng cóp nhặt từng đồng thông qua những bài post quảng cáo trên instagram của mình. “Mỗi lần là 10 USD”, tuy không phải là một khoản tiền lớn nhưng nó đáng giá trong khoảng thời gian này. Vì ít nhất nó giúp cô không phải ngồi im một chỗ và chỉ biết chờ đợi.
Cơ chế đối phó
Stress là vấn đề thường gặp với những người được phỏng vấn. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của việc bị sa thải gây ra stress cho người lao động. Đặc biệt, các nhà khoa học lâm sàng cho rằng stress liên quan đến đại dịch COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác về sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu.
Đáp lại, người lao động cũng đang nỗ lực tìm ra những cách mới để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Glazer nói rằng cô ấy đang viết nhật ký về những điều khiến cô ấy cảm thấy biết ơn, không xem Netflix trước bữa tối và tình nguyện giao hàng tạp hóa cho người già, cũng như gọi điện cho những người có nguy cơ cao trong cộng đồng để cổ vũ tinh thần cho họ.
Còn đối với huấn luyện viên thể hình Raquel “Rocky” O’Connor, bên cạnh việc tổ chức các buổi học qua Zoom thì với cô đây là thời gian để tập trung vào bản thân, để thư giãn, đọc những cuốn sách mình thích và tạm gác bỏ vòng cuốn của đồng tiền sang một bên. Vì cô biết mình sẽ không bao giờ có được khoảng thời gian này một lần nào nữa.
Theo CNBC
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19