MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí thư huyện sốc khi lần đầu trong đời thấy hạt lúa, team Quang Linh châu Phi quyết biến sỏi đá thành 'vàng' tại Angola

03-08-2024 - 06:03 AM | Thị trường

Gạo tại quốc gia châu Phi này có giá rất đắt vì phải nhập khẩu và bị đánh thuế rất cao.

Làm nông nghiệp chưa bao giờ là việc dễ dàng. Với team châu Phi (có Quang Linh là thành viên), làm nông nghiệp khi chưa có nhiều kinh nghiệm, ở một vùng đất xa lạ như Angola lại càng nhiều thách thức, khó khăn. Trong đó, lúa nước là loại cây trồng chưa có nhiều vùng canh tác. Từ cách gieo trồng đến chăm sóc đều thách thức, đòi hỏi kỹ thuật cao.

Công Giáp, một thành viên thuộc team châu Phi, đang nỗ lực hướng dẫn người dân tại huyện Lubango cách trồng trọt, tạo ra những hạt gạo quý. Nhằm góp sức giúp đỡ, Bí thư huyện đã đích thân dành thời gian xuống thăm nông trại của Công Giáp.

Tại đây, team châu Phi đã dẫn bác lãnh đạo tới khu vực sẽ được sử dụng để cấy lúa. "Lần đầu bác tới đây, nơi này toàn là cỏ vậy mà bây giờ đã khác quá", bác Bí thư ngạc nhiên.

Bí thư huyện sốc khi lần đầu trong đời thấy hạt lúa, team Quang Linh châu Phi quyết biến sỏi đá thành 'vàng' tại Angola- Ảnh 1.

Bí thư huyện sốc khi lần đầu trong đời thấy hạt lúa, team Quang Linh châu Phi quyết biến sỏi đá thành 'vàng' tại Angola- Ảnh 2.

Dân bản đều tập trung san lấp đất để chuẩn bị cho việc trồng lúa bởi đây là công đoạn rất quan trọng. Người dân cho rằng làm ruộng rất vất vả, khác xa so với trồng ngô thông thường và cần nhiều bước khác nhau. Đặc biệt, trồng lúa cần có đất ẩm, nhiều nước tưới và phân bón - điều mà những người dân nghèo khó có được.

Vì vậy, Công Giáp mong chính quyền địa phương có thể hỗ trợ thêm khu vực đất đai màu mỡ, có mương nước dồi dào để mở rộng canh tác.

Đặc biệt, khi nhìn thấy bao lúa, Bí thư huyện và Trưởng bản đã phải thốt lên ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên được biết hạt lúa để làm ra gạo là như thế nào. "Nếu đặt ngoài đường chắc chẳng ai nhận ra đây là thứ quý giá, vì ở đây chỉ có gạo thành phẩm và không ai trồng được, người dân không biết hạt lúa ra sao", bác Bí thư chia sẻ.

Trân trọng công sức của người dân, vị lãnh đạo này thậm chí còn cẩn thận nhặt từng hạt lúa bị rơi xuống đất và cho vào bao. Cũng nhân dịp này, Bí thư huyện còn tặng cho nông trại máy bơm, giúp dân bản có thêm công cụ trồng trọt thêm dễ dàng.

Công Giáp còn cho biết, gạo tại Angola có giá rất đắt vì phải nhập khẩu và bị đánh thuế rất cao. Do vậy, nếu tự tay trồng được lúa thì cơ hội cải thiện cuộc sống cho người dân châu Phi là rất lớn.

Bí thư huyện sốc khi lần đầu trong đời thấy hạt lúa, team Quang Linh châu Phi quyết biến sỏi đá thành 'vàng' tại Angola- Ảnh 3.

Bí thư huyện sốc khi lần đầu trong đời thấy hạt lúa, team Quang Linh châu Phi quyết biến sỏi đá thành 'vàng' tại Angola- Ảnh 4.

Ngoài Công Giáp, các thành viên trong team châu Phi như Quang Linh, Linh Philip hay Đông Paulo cũng đang cố gắng giúp đỡ người làm nông nghiệp trồng lúa nước và đã có những thành quả thu hoạch nhất định.

Gạo vốn là loại lương thực chỉ xếp thứ 3 ở Angola về nhu cầu tiêu thụ, sau ngô và lúa mì. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ gạo đã tăng mạnh trong những năm gần đây do thay đổi trong khẩu phần ăn của người dân. Gạo tiêu thụ tại Angola chủ yếu là gạo trắng, nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Angola đã nhập khẩu tổng cộng 674 tấn gạo từ Việt Nam, tương đương hơn 616 triệu USD, giảm 16% về lượng nhưng tăng hơn 42% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên