Bỏ cơ chế xin - cho: Nền kinh tế cần thị trường hơn, Nhà nước phải thông minh hơn
Bàn về cải cách để tái cơ cấu kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng: "Nền kinh tế thị trường cần thị trường hơn, Nhà nước phải thông minh hơn, phải làm cho thị trường cạnh tranh và cạnh tranh công bằng. Ở đâu chưa có thị trường thì chúng ta phải phát triển thị trường, để làm cho thị trường này trở thành yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong phân bố nguồn lực, mới thay đổi được cơ chế nguồn lực theo kiểu xin - cho như hiện nay".
- 23-06-20174 quốc gia Đông Nam Á lọt vào Top 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất năm 2017
- 16-06-2017Cách nào tránh “nền kinh tế có hai tốc độ”?
- 14-06-2017Bộ Kế hoạch Đầu tư nêu phương án huy động 10 triệu tỷ đồng cho đề án tái cơ cấu nền kinh tế
-
Người dân, DN đóng góp nguồn tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách gần như không biết chi tiết việc sử dụng, chi tiêu các quỹ ra sao
Tại Hội thảo: "Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam: Kết quả và bài học kinh nghiệm", TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Trong cải cách luôn luôn phải thiết lập liên minh, thúc đẩy cải cách, càng thảo luận nhiều càng tốt. Đồng thời, để tái cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam thì cần chú ý tới 3 điểm.
Một là, "nền kinh tế thị trường cần thị trường hơn, Nhà nước phải thông minh hơn, phải làm cho thị trường cạnh tranh và cạnh tranh công bằng. Ở đâu chưa có thị trường thì chúng ta phải phát triển thị trường: Thị trường nhân tố sản xuất, thị trường tài chính, lao động ,... và các thị trường phái sinh khác. Để làm cho thị trường này trở thành yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong phân bố nguồn lực, mới thay đổi được cơ chế nguồn lực theo kiểu xin - cho như hiện nay", ông Cung cho biết.
Hai là, vẫn phải tiếp tục giảm và huỷ bỏ các hạn chế gia nhập thị trường, làm cho các loại thị trường trở nên cạnh tranh hơn, gia nhập thị trường ít tốn kém hơn và hoạt động kinh doanh trở nên an toàn hơn.
Có hai việc phải làm là làm giảm các hạn chế gia nhập trường và Luật Cạnh tranh, cải cách doanh nghiệp nhà nước, khu vực nhà nước để đảm bảo tính công bằng, tính trung lập trong cạnh tranh của khu vực nhà nước.
TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Cuối cùng, phải thay đổi vai trò chức năng, nhiệm vụ, năng lực của Nhà nước đặc biệt là của Chính phủ. Bởi muốn bỏ xin - cho trong phân bố nguồn lực thì phải làm được hai việc cùng lúc. Đó là phải phát triển thị trường, đồng thời Nhà nước phải thay đổi vì ko thay đổi khó có dư địa cho thị trường phát triển.
Nếu thị trường không phát triển thì cũng không thể thay thế cho Nhà nước phân bố nguồn lực. Như vậy, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước phải thay đổi. Cải cách bộ máy cũng cần thay đổi vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, cần thiết kế chức năng theo năng lực và thay đổi toàn bộ.
Đây là trọng tâm của cải cách và quan trọng nhất là phải làm cho thị trường phát triển và cạnh tranh hơn, từ đó nâng cao hiệu quả kỹ thuật, phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, hiệu quả động năng,...
Tất cả những yếu tố trên cải thiện được hiệu quả phân bố, sử dụng nguồn lực của nền kinh tế nhằm gia tăng cơ sở sản xuất nền kinh tế, tăng lợi tức cao hơn cho người sở hữu, tăng tiền lương cho người lao động, giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những biến đổi từ bên ngoài, giúp người tiêu dùng tiếp cận những sản phẩm mới với chi phí thấp hơn và có nguồn lực thực hiện chính sách xã hội.
Từ đó, nền kinh tế của chúng ta sẽ năng động hơn, sáng tạo hơn, tăng trưởng ở mức cao hơn, đúng tiềm năng hơn, duy trì được động năng tăng trưởng tốt hơn. Và đó là nền kinh tế tăng trưởng cao mà chúng ta hướng tới.
"Tuy nhiên, trọng tâm của nó vẫn là cạnh tranh, mà muốn cạnh tranh thì phải có thị trường, đó là điều mà chúng ta phải xây dựng", ông Cung cho biết.
BizLive