Bộ Công thương: Đến năm 2020, Việt Nam sẽ vượt mặt Philippines cả về sản xuất lẫn bán ô tô
Bộ Công thương cho biết thị trường ô tô trong nước những năm trở lại đây tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng, tốc độ ổn định trung bình từ 20 – 30%/năm đối với xe con dưới 9 chỗ.
- 26-09-2019Hưng Yên sẽ có nhà máy sản xuất ô tô liên doanh Việt Nam – Belarus
- 25-09-2019Thủ tướng: "Không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện, ô tô thân thiện với môi trường"
- 23-09-2019Ngồi một chỗ mua được ô tô… nhờ cú click chuột
Thông tin được Bộ Công thương nêu ra trong Báo cáo về tình hình kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH 14 về chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực công thương.
Nói về ngành ô tô, báo cáo của Bộ Công thương cho biết trong 2 năm trở lại đây, ngành công nghiệp này đã phát triển khá nhanh. Một số loại sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…
Tính trong nửa đầu năm 2019, số liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam Việt Nam cho biết trong lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là 131.089 xe.
Số liệu cũng ghi nhận trong trong nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi
Theo Bộ Công thương, thị trường ô tô trong nước vài năm gần đây tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng. Cụ thể, với tốc độ tăng trưởng ổn định của thị trường xe con dưới 9 chỗ như hiện nay (trung bình 20 - 30%/năm), Bộ Công thương cho rằng đến năm 2020, Việt Nam sẽ sớm vượt Philippines cả về sản xuất và bán hàng.
Phân tích cho thấy tiềm năng phát triển công nghiệp ô tô phụ thuộc vào 3 yếu tố: quy mô và cơ cấu dân số, mức thu nhập bình quân đầu người, và số xe trung bình/1000 dân.
Tại Việt Nam, xu thế ô tô hóa dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi GDP bình quân đầu người vượt 3.000 USD và số xe trung bình trên 1000 dân đạt 50 xe.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, là khách hàng tiêu dùng lớn tiềm năng của xe cá nhân. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ ô tô sẽ bùng nổ trong giai đoạn đến năm 2025.
Tuy nhiên, ngành ô tô của Việt Nam cũng đang đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là ô tô từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia trong vòng 7 – 10 năm tới.
Dự kiến nhập siêu ngành ô tô năm 2019 sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỷ USD. Trong những năm tiếp theo, kim ngạch nhập khẩu ô tô sẽ tiếp tục tăng theo nhu cầu sử dụng ngày càng cao trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất ô tô nội địa và cán cân thương mại.
Mặt khác, một số quốc gia trong khu vực như Indonesia và Thái Lan đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, từ đó cơ hội thu hút các hãng ô tô đầu tư sản xuất lớn ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, bên cạnh sức ép từ các quốc gia đi trước, Việt Nam sẽ còn phải chịu sự cạnh tranh từ sự phát triển của các nước đi sau trong khu vực như Myanmar, Lào, Campuchia.