Căn nguyên "tâm bệnh" của nhiều người cao tuổi
Hơn 1 tháng mà bố tôi liên tục báo bệnh, lần thì đau đầu, lần thì mất ngủ, lúc lại do đau bụng nhưng khám không ra bệnh khiến tôi vô cùng hoang mang.
- 24-05-2023Ông trùm bất động sản Ả Rập mua penthouse tầng 96 nhưng suốt 7 năm chưa từng ở 1 ngày: Bán giảm giá 'sương sương' 20% cũng ít ai mua nổi?
- 23-05-2023Lạ lùng cặp vợ chồng sống cùng nhà, 3 năm không nói chuyện 1 câu nhưng quyết không ly dị
- 23-05-2023Trường đại học đạt chuẩn quốc tế "Made in Vietnam" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Đầu tư ‘khủng’ 6.500 tỷ đồng nhưng tuyên bố hoạt động phi lợi nhuận
Biến cố khiến bố thay đổi
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc từ nhỏ đến lớn, bố mẹ đều yêu thương hai chị em tôi. Nhưng đến khi mẹ tôi đột ngột qua đời vào năm ngoái, gia đình tôi đảo lộn hoàn toàn. Mẹ chỉ ốm 1 tháng rồi rời xa chúng tôi mãi mãi. Suốt 1 tháng đó bố là người lo liệu mọi việc, đưa mẹ đi khám bệnh, nấu ăn và chăm sóc mẹ chu đáo nên chúng tôi không cần lo lắng gì cả.
Mẹ qua đời, bố tôi bỗng dưng đổi tính, từ người đàn ông điềm đạm trở nên khó tính, hay cáu gắt. Tôi lo lắng nên đưa ông về nhà mình chăm sóc nhưng kết quả là tôi ngày càng đau đầu hơn. Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, tôi gửi bố tiền hàng ngày để ông nấu ăn, dạo phố, ra công viên đánh cờ cùng các cụ trong khu dân cư.
Nhưng bố cả ngày ở nhà, không đi đâu, cũng không phụ giúp vợ chồng tôi việc nhà, đến giờ ăn chỉ xuống chợ mua bánh bao ăn vội. Tôi nhắc nhở ông ăn nhiều hơn, vận động cho khỏe nhưng cuối cùng hai bố con lại to tiếng. Quá stress khi đối mặt với bố mỗi ngày, tôi đưa ông sang nhà chị gái tôi. Vợ chồng chị đều đi làm 2-3 ngày mới về, các cháu lớn đều đã đi học ở xa, bố tôi có thể tự do làm điều mình thích.
Thế nhưng anh rể tôi cũng không thể quen với lối sống của bố nên nhiều lần xảy ra mâu thuẫn. Bố biết vậy nên lại dọn đồ về nhà cũ. Lần này đã gần Tết Nguyên đán nên tôi không đón ông lên nữa. Vợ chồng tôi thu xếp về quê với bố mấy hôm, tính tình ông đã dễ chịu hơn nên chúng tôi cũng yên tâm phần nào.
Không phải bệnh tật mà là sự trống trải và cô đơn
Thế nhưng qua Tết chưa được bao lâu, bố liên tục gọi điện nói người không được khỏe, đau đầu, sốt cao. Hầu như ngày nào ông cũng sẽ báo một bệnh mới, kêu tôi đưa đi khám. Tôi nhờ một người bạn là bác sĩ Trương sống gần đó đến kiểm tra nhưng không khám ra bệnh gì nghiêm trọng, chỉ bị sốt nhẹ nên kê một ít thuốc cho bố.
Bố tôi uống hết thuốc, nửa tháng sau lại nói có bệnh. Lần này ông diễn tả bệnh rất nặng, đau đầu, ngủ không ngon, trằn trọc. Tôi vội xin nghỉ về đưa bố đến bệnh viện khám, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, chụp CT não thì bác sĩ bảo các chỉ số đều bình thường, chỉ có điều huyết áp hơi cao và nhịp tim có rối loạn một chút. Nhìn chung sức khỏe bố vẫn ổn định, không có vấn đề bất thường.
Tôi vừa thở phào, bố đã vội khăng khăng cảm thấy mình có bệnh, có thể bệnh viện địa phương không chính xác. Ông nhất quyết bắt tôi đưa đến bệnh viện thành phố để khám lại. Tôi bất lực nên phải nhờ chị và dì thuyết phục, ông mới từ bỏ ý định đi bệnh viện tiếp. Sau khi mua thêm thuốc bổ và nhờ bạn là bác sĩ hướng dẫn bố chăm sóc sức khỏe hàng ngày, tôi mới yên tâm ra về.
Thế nhưng chỉ 1 tuần sau, bố tôi tiếp tục kêu bụng ông không được khỏe, thường xuyên bị nhói bụng khiến việc ăn uống khó khăn. Sợ bố bị ung thư dạ dày nên tôi đưa ông đi nội soi dạ dày ở bệnh viện thành phố nhưng kết quả vẫn không có bệnh gì. Bác sĩ nói có thể là do tinh thần căng thẳng dẫn đến dạ dày khó chịu, hoặc do ăn uống không lành mạnh. Bố tôi vẫn cho rằng ông bị bệnh nặng phải nhập viện theo dõi vài ngày.
Tôi khuyên bố nên nghe bác sĩ về nhà liền bị ông mắng, nói tôi sợ tốn tiền. Sếp gọi thúc giục tôi quay trở lại cơ quan khiến tôi bị đẩy vào thế bị động, tức giận dồn nén và cãi nhau với bố trước mặt mọi người trong bệnh viện. Dù vậy bố vẫn chịu để tôi đưa về nhà nhưng suốt dọc đường không ai nói với nhau câu nào.
Lo xong công việc, tôi gọi điện cho anh bác sĩ Trương để hỏi về trường hợp của bố. Anh Trương nói rằng thực chất sức khỏe bố không có vấn đề gì về thể chất nhưng có thể ông bị căng thẳng về tâm lý, nhất là sau khi mất đi người bạn đời gắn bó gần cả đời người.
“Ở độ tuổi này, người già cần nhất sự đồng hành và quan tâm. Chúng ta vẫn luôn bận bịu đi làm mà không có thời gian bên cạnh bố mẹ nên tôi vẫn thường gặp nhiều cụ làm vậy để các con quan tâm và ở lại với mình lâu hơn. Không phải đưa bố về ở cùng là các cụ thấy đủ đâu, cậu cần dành nhiều thời gian hơn cho bố nữa”, bác sĩ Trương nói.
Nghe người bạn bác sĩ nói, tôi cũng cảm nhận được rằng căn nguyên khiến bố tôi ốm đau không phải là bệnh tật mà là sự trống trải và cô đơn. Vậy nên tôi lại đưa bố từ quê lên ở nhà mình nhưng cố gắng tan làm sớm hơn để đưa ông đi tập thể dục, đi dạo, lâu lâu gia đình sẽ cùng ra ngoài ăn tối. Cuối tuần hai bố con sẽ tán gẫu, có khi cùng uống trà hoặc chơi cờ. Chỉ hơn một tháng sau, thần sắc bố tôi đã tốt hơn, nói cười nhiều hơn. Ông chủ động mua rau và nấu ăn cho cả nhà mỗi ngày, bầu không khí gia đình luôn ấm áp như khi tôi còn nhỏ.
Bài viết của tác giả họ Trung, 42 tuổi
Phụ nữ Việt Nam