Bỏ ngay thói quen chơi điện thoại trước khi ngủ và nắm rõ quy tắc 20-20-20, hạn chế nhiều tác hại nguy hiểm!
Lướt điện thoại trước khi đi ngủ là thói quen của rất nhiều người, tuy nhiên thói quen này không hề tốt chút nào cho sức khỏe.
- 14-08-2024Có nên tắt, bật điện thoại hàng ngày?
- 03-08-2024Bỏ ngay thói quen dùng điện thoại này nếu không muốn mù mắt tạm thời, thị lực bị tàn phá nghiêm trọng!
- 02-08-2024Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại làm tăng tỉ lệ mắc 2 loại ung thư nguy hiểm, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho người dùng trước khi đi ngủ
Ánh sáng xanh trên các thiết bị điện tử và đặc biệt là điện thoại di động (smartphone) có ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là quá trình ngủ và thị lực. Sự phổ biến của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop và tivi đã khiến chúng ta tiếp xúc với loại ánh sáng này nhiều hơn bao giờ hết, nhất là vào buổi tối.
Các chuyên gia trên toàn cầu đã nhiều lần đưa ra cảnh báo rằng thói quen sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như khó ngủ, mất ngủ, và thậm chí là hại mắt. Điều này bắt nguồn từ việc ánh sáng xanh làm gián đoạn quá trình sản xuất hormon melatonin, một chất hóa học do não bộ tiết ra giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Mức độ melatonin tăng lên tự nhiên trước khi chúng ta đi ngủ và duy trì ở trạng thái cao trong suốt thời gian ngủ. Tuy nhiên, ánh sáng xanh từ các màn hình có thể làm giảm sản xuất melatonin, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Các nhà khoa học của Trường đại học Glasgow đã tiến hành một nghiên cứu về tầm quan trọng của nhịp sinh học của cơ thể người đến sức khỏe và sự rối loạn tâm trạng. Nghiên cứu này được thực hiện với hơn 91.000 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 37 đến 73 trên khắp châu Âu.
Những người tham gia được yêu cầu đeo gia tốc kế trong 7 ngày để ghi nhận hoạt động của họ và trả lời bảng câu hỏi để đánh giá các triệu chứng rối loạn tâm thần, chức năng nhận thức cũng như mức độ hạnh phúc. Sau khi đối chiếu kết quả thu được với tiền sử sức khỏe tâm thần của người tham gia, các nhà nghiên cứu phát hiện những người bị rối loạn nhịp sinh học có nguy cơ rối loạn cảm xúc cao hơn 6-10% so với những người có chu kỳ thức/ngủ bình thường.
Các nhà khoa học cho biết, cơ thể của chúng ta hoạt động tuân theo đồng hồ sinh học. Điển hình là việc tỉnh giấc khi có ánh mặt trời và chìm vào giấc ngủ vào ban đêm để phục hồi năng lượng. Một nhịp sinh học lành mạnh là hoạt động tích cực vào ban ngày và hoạt động ít lại vào ban đêm.
Với những người bị rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, tức là hoạt động tích cực vào ban đêm hoặc ít hoạt động vào ban ngày (người hay thức khuya hoặc làm việc ca đêm), có nguy cơ cao rối loạn cảm xúc, tâm trạng thường không được tốt và thường xuyên cảm thấy đơn độc và ít hạnh phúc hơn.
Daniel Smith, Giáo sư tâm thần học tại trường Đại học Glasgow cho biết. " Nghiêm cứu này vô cùng quan trọng, nó chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa nhịp sinh học và tâm trạng của con người ".
Không chỉ vậy, việc dùng điện thoại quá nhiều vào buổi tối còn có thể gây hại cho trí nhớ, do giấc ngủ không được đảm bảo, khiến não bộ không có cơ hội nghỉ ngơi và phục hồi. Lâu dài, điều này có thể làm tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức của não.
Đối với mắt, mắt con người có khả năng phản xạ tốt với ánh sáng tự nhiên nhưng lại không thể chống chọi với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử. Ánh sáng xanh có thể kích thích phản ứng chuyển hóa oxy thành các phân tử độc hại, tiêu diệt các tế bào cảm quang và làm tổn thương tế bào võng mạc. Điều này là nguyên nhân gây ra thoái hóa điểm vàng - một tình trạng mà khu vực trung tâm và quan trọng nhất của võng mạc bị tổn thương, dẫn đến suy giảm thị lực trung tâm và nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
Theo các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới, mỗi phút chúng ta chớp mắt từ 15-20 lần, điều này giúp mắt điều tiết giảm căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, khi tập trung quá lâu vào màn hình thiết bị điện tử (máy tính, ipad, điện thoại, tivi,…) số lần chớp mắt sẽ giảm đi đáng kể, dẫn đến khô mắt, nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ (phổ biến nhất là cận thị).
Có hai loại thoái hóa điểm vàng là thể khô và thể ướt. Thể khô phổ biến hơn, chiếm khoảng 85%. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ người mắc thể ướt ít hơn, nhưng hậu quả của nó lại nghiêm trọng hơn nhiều, với 80-90% các trường hợp mất thị lực liên quan đến thể ướt.
Để giảm thiểu tác động xấu của ánh sáng xanh, lời khuyên được đưa ra là nên hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ. Sử dụng kính chống ánh sáng xanh, cài đặt màn hình máy tính đúng cách, và thực hiện quy tắc "20-20-20" là những biện pháp hữu ích. Bên cạnh đó, không nên bỏ qua việc đeo kính râm khi ra ngoài nắng và việc kiểm tra mắt định kỳ cũng rất quan trọng.
Quy tắc 20-20-20
Cứ 20 PHÚT sử dụng máy tính/ điện thoại liên tục, bạn hãy DỪNG LẠI và NHÌN RA MỘT ĐIỂM ở khoảng cách ít nhất 20 FEET (tương đương 6 MÉT) trong thời gian 20 GIÂY. Cách thực hành đơn giản này sẽ giúp mắt bạn được thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bảo vệ mắt, phòng tránh tật khúc xạ và tăng hiệu quả học tập, làm việc.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin A, E và các chất chống oxy hóa cũng rất cần thiết cho sức khỏe của cả não và mắt. Các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, cá hồi, rau xanh đậm, đậu, trứng, việt quất, bơ, và ngũ cốc nguyên hạt nên được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày. Bác sĩ Tiến cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung broccophane, một dưỡng chất chiết xuất từ bông cải xanh, giúp tăng cường thioredoxin, bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể khỏi ánh sáng xanh và chất oxy hóa.
Với những tác hại mà ánh sáng xanh từ điện thoại gây ra, các nhà sản xuất điện thoại trên thế giới đã đưa ra những phương pháp như bộ lọc ánh sáng xanh, các ứng dụng sẽ áp dụng chế độ tối để làm màn hình điện thoại dễ chịu hơn với đôi mắt, thậm chí có thể được điều chỉnh tự động thay đổi theo thời gian trong ngày.
Đời sống & pháp luật