MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ óc siêu việt từng giữ kỷ lục trí nhớ ở Mỹ tiết lộ chiến lược giúp trí não luôn nhạy bén, ghi nhớ thông tin về mọi thứ: Điều đầu tiên thực sự đơn giản!

18-11-2020 - 18:45 PM | Sống

Nhờ thực hiện 5 điều này để rèn luyện trí nhớ mà ken Jennings đã trở thành người chiến thắng và giữ kỷ lục với số tiền thưởng hơn 3 triệu USD tại chương trình đố vui kiến thức Jeopardy nổi tiếng.

Chắc hẳn bạn từng rất chật vật với trí nhớ của mình khi không thể ghi nhớ các chi tiết quan trọng trong cuộc họp vừa qua, các hợp đồng ký kết dự án cũng như nhớ những cái tên quan trọng xung quanh mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất trong công việc mà ảnh hưởng không nhỏ tới các mối quan hệ xã hội.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp để cải thiện trí nhớ của mình, hãy thử tham khảo bí quyết của "bộ óc siêu phàm" Ken Jennings. Ken là một người thắng kỷ lục 74 trận liên tục trong năm 2004 với tổng số tiền thắng cuộc hơn 3 triệu USD của chương trình Jeopardy - chương trình đó vui kiến thức nổi tiếng ở Mỹ được phát sóng lần đầu năm 1964. Chương trình này đánh giá kiến thức của người chơi trong hàng loạt lĩnh vực đa dạng.

Để có được kỷ lục chiến thắng trong chương trình Jeopardy đình đám nay, Ken Jennings chắc hẳn phải có một trí nhớ tuyệt vời để lưu trữ kiến thức thuộc hàng trăm môn khoa học khác nhau. Dưới đây là 5 cách để tăng cường trí nhớ mà Ken Jennings đã sử dụng để ghi nhớ mọi thứ nhanh và lâu đến vậy:

1. Trí nhớ bắt nguồn từ sự tò mò

Bộ óc siêu việt từng giữ kỷ lục trí nhớ ở Mỹ tiết lộ chiến lược giúp trí não luôn nhạy bén, ghi nhớ thông tin về mọi thứ: Điều đầu tiên thực sự đơn giản! - Ảnh 1.

Có rất nhiều người đã từng hỏi Ken những câu hỏi rằng: “Làm thế nào để tôi có thể ghi nhớ hết mọi thứ xung quanh mình?”, “Bộ não của tôi hình như không hoạt động tốt như bao người khác”...

Tuy nhiên, Ken khẳng định: “Tất cả chúng ta đều có những lĩnh vực chuyên môn cũng như nghề nghiệp, sở thích khác nhau. Ví dụ, bạn sẽ thấy ngay cả trong sở thích của bạn cũng có những sở thích bao trùm, làm động lực cho bạn tìm hiểu sâu hơn vào sở thích nhỏ hơn, chi tiết hơn.

Điều này giống như bạn xem chương trình Jeopardy! vậy. Mọi người tham gia hay xem nó đều yêu thích và hứng thú với các câu đố hấp dẫn. Và chính điều này kích thích trí tò mò của họ rằng muốn hiểu biết nhiều hơn về nhiều môn khoa học khác nhau. Nếu bạn đã sở hữu sự tò mò ấy và muốn nhân rộng kiến thức của mình, thì bạn đã thành công trong việc hiểu được trí nhớ đến từ đâu và đó là tất cả những gì cần thiết”.

Đơn giản, nói một cách ngắn gọn câu nói của Ken là trí nhớ bắt nguồn từ sự tò mò. Nếu bạn cảm thấy một chủ đề nào đủ hấp dẫn với bản thân bạn, bạn sẽ dễ dàng chìm trong nguồn kiến thức vô tận và ghi nhớ nó rất lâu. Ken nói thêm: “Nếu bạn không thể ghi nhớ được mọi thứ thì thực chất, bạn không quan tâm đến điều đó mà thôi”.

2. Nghiên cứu kiến thức trước

Khi một võ sĩ UFC (một công ty giải trí võ thuật hỗn hợp (MMA) của Mỹ có trụ sở tại Las Vegas, Nevada) được đề xuất một đối thủ trong trận đấu tiếp theo, rất hiếm khi họ đến thẳng phòng tập để tập luyện. Họ dành rất nhiều thời gian để xem lại các đòn đánh của đối thủ cũng như cách mà đối thủ di chuyển trên sàn đấu. Thậm chí, họ còn nhận ra rằng, những đối thủ ấy còn có phong cách và vóc dáng giống họ trên sàn đấu, nên việc nghiên cứu không chỉ dựng lại ở việc tìm cách chiến thắng đối thủ mà còn là nâng cao kiến thức cũng như cơ hội để hiểu mình hơn.

Đây chính là cách Jennings chuẩn bị để tham gia chương trình Jeopardy!. Anh đã xem những bản thu hình đĩa ghi lại những chủ đề phổ biến nhất thường được hỏi trong chương trình. Anh xem xét và kiểm tra độ chính xác của mình bằng cách tăng gấp đôi số lượt xem các đĩa ghi hình trong một ngày. Thậm chí, anh đã rèn luyện thêm kiến thức bên ngoài để khắc phục những phần kiến thức mà bản thân yếu nhất thông qua các câu hỏi đố.

Vì vậy, hãy suy nghĩ rằng cuộc đời của bạn giống như một bài kiểm tra kiến thức và kỹ năng sống và để mọi thứ hoạt động một cách suôn sẻ, hãy cố gắng vạch ra kế hoạch về các tình huống và tìm cách giải quyết cho nó bằng cách học hỏi những người đi trước, hoặc đọc sách, báo,... để tìm ra hướng áp dụng tốt nhất cho bạn.

3. Tạo yếu tố ngoại cảnh tích cực

Bộ óc siêu việt từng giữ kỷ lục trí nhớ ở Mỹ tiết lộ chiến lược giúp trí não luôn nhạy bén, ghi nhớ thông tin về mọi thứ: Điều đầu tiên thực sự đơn giản! - Ảnh 2.

Những người bắt đầu học đàn piano thường có hai phương pháp khác nhau. Phương pháp thứ nhất, là miễn cưỡng đánh một bản nhạc lặp đi lặp lại theo yêu cầu của người hướng dẫn để có thể học thuộc lòng các nốt nhạc trên bàn phím. Phương pháp thứ hai, là tạo cho bản thân mình những yếu tố ngoại cảnh để tiếp thêm niềm vui khi học đàn như trò chuyện về các bản nhạc được học hoặc đánh đàn cùng người thân, bạn bè. Đương nhiên, phương pháp thứ hai sẽ thú vị và hấp dẫn hơn với trí nhớ chúng ta.

Việc ghi nhớ thông qua những yếu tố tích cực sẽ giúp cho bạn dễ dàng thu nhận và lưu giữ thông tin một cách lâu dài hơn. Đặc biệt, nếu bạn rơi vào một trạng thái chán nản khi phải học một điều gì mới thì hãy suy nghĩ rằng, phải chăng điều này sẽ mang cho bạn một sự khác biệt mới trong cuộc sống và giúp bạn đi tới con đường thành công một cách nhanh hơn.

4. Liên kết những điều cần nhớ với nhau

Ken đã từng được hỏi: “Ai được bầu làm tổng thống năm 1824?” – không chần chừ mà anh ấy đã đáp lại là “John Quincy Adams”. Ken đã đúng vì bản thân anh đã gắn cái tên này vào một chương trình truyền hình có tên “Quincy” – một chương trình về tội phạm 24 giờ – để ghi nhớ thông tin. Điều này muốn nói rằng, Ken biết và hiểu được cách liên kết các kiến thức của mình thành một mạng lưới dày đặc và liền mạch bởi những sự kiện, hiện tượng… với nhau.

Có rất nhiều cách để liên kết các vấn đề với nhau, giúp cho bạn có thể ghi nhớ thông tin nhanh và lâu, như liên kết các chương trình, kỷ niệm, nhân vật quan trọng... có liên quan tới thông tin bạn nhận được. Thậm chí, nếu bạn thêm vào đó những liên kết trái ngược như Ken, sẽ càng giúp bạn ghi nhớ thông tin một cách lâu hơn và đặc biệt hơn.

Bộ óc siêu việt từng giữ kỷ lục trí nhớ ở Mỹ tiết lộ chiến lược giúp trí não luôn nhạy bén, ghi nhớ thông tin về mọi thứ: Điều đầu tiên thực sự đơn giản! - Ảnh 3.

5. Không phụ thuộc vào thẻ flashcard

Sử dụng flashcard để thu thập và ghi nhớ thông tin là điều rất tốt, nhưng hầu hết các thông tin trên thẻ đều có xu hướng dễ bị lãng quên đi nhanh hơn. Nếu tấm thẻ chỉ có chữ và chữ, thì điều này sẽ khiến bạn cảm thấy nhàm chán và không thể tìm ra được hứng thú trong cách ghi nhớ. Vì vậy, hãy tạo ra các hình ảnh để liên kết với từ ngữ trên tấm thẻ flashcard - điều này sẽ kích thích trí não của bạn ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể ghi nhận một đoạn thông tin mới bằng cách liên tưởng đến những câu chuyện hay, sự vật gắn liền với nó hay âm nhạc khiến bạn liên tưởng đến điều ấy.

Qua những điều trên, chúng ta cần hiểu rằng, để có một trí nhớ siêu phàm, trước hết là phải có cảm hứng với những điều bạn cần ghi nhớ và lập kế hoạch từng bước để tìm ra cách ghi nhớ của riêng mình như nghiên cứu kỹ các nguồn tài liệu liên quan, liên kết các thông tin với nhau hay sử dụng kết hợp giữa flashcard và sự liên kết hình ảnh, âm thanh...

Lưu Ly

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên