Bỏ vị trí quản lý lương 30 triệu đồng/tháng về làm công ty của người thân: Cống hiến ròng ra 5 năm nhưng bị sa thải chỉ trong 1 ngày
Khá bùi tai với những lời mời gọi, hứa hẹn về vị trí phó chủ tịch tại công ty của người thân, người đàn ông này quyết định nghỉ vị trí quản lý có thu nhập khá. Tuy nhiên, đến khi công ty làm ăn có lãi, anh bị loại bỏ khỏi cuộc chơi chỉ vì một lý do.
- 13-04-2023Mua đất rừng giá rẻ như cho, người đàn ông giàu sụ từ tiền đền bù trả đều đặn hàng năm: Ngồi không đếm cột điện nhân thành tiền cũng đủ sống
- 11-04-2023Mua mảnh đất 6ha giá 8,5 triệu USD nhưng chỉ bán lại với 1 USD: Tưởng "điên rồ" hoá ra là cả một kế hoạch thu lãi của gia tộc giàu có khét tiếng
- 10-04-2023Đem 19 tỷ đồng trúng số mua đất, người đàn ông tìm được cả kho báu trong một khoảnh khắc
Bài viết dưới đây là chia sẻ của Đông Phong (Hồ Nam, Trung Quốc) đang thu hút sự chú ý trên trên nền tảng Toutiao.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hồ Nam, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp đại học tôi đến Thâm Quyến làm kỹ thuật viên trong một nhà máy điện tử có hơn 5.000 nhân viên. Ban đầu lương hàng tháng của tôi chỉ hơn 3.000 NDT. Tuy nhiên tôi được công ty chi trả tiền ăn ở nên chỉ cần tiết kiệm một chút, tôi có thể tiết kiệm được 2.000 NDT/tháng.
Khi thiết bị sản xuất trong xưởng hỏng hóc, tôi chịu trách nhiệm sửa chữa. Nếu thiết bị sản xuất không trục trặc gì công việc của tôi tương đối nhàn. Sau khi kết hôn, sinh con, chi tiêu trong gia đình tôi tăng lên nhiều. Để kiếm thêm, tôi thường tăng ca sau giờ làm thậm chí cả ngày nghỉ.
Do làm việc chăm chỉ, đến năm 2017, tôi được thăng chức làm quản đốc phân xưởng với mức lương hàng tháng lên đến 9.000 NDT (khoảng 30 triệu đồng).
Nghỉ việc quản lý về làm phó chủ tịch công ty người thân
Lúc này một người họ hàng tên Khang Phong bỗng liên lạc và mời tôi về làm phó giám đốc nhà máy của anh ta.
Theo đó, công ty của anh ta đang chuyên nhận đơn đặt hàng sản xuất linh kiện điện từ từ nước ngoài sau đó liên kết với các doanh nghiệp trong nước để sản xuất. Do không tự chủ về khâu sản xuất nên đôi khi bị phía nhà sản xuất ép giá hay ra nhiều điều kiện khó.
Một lần, công ty của Khang Phong nhận được đơn đặt hàng có giá hơn 300.000 NDT. Ban đầu anh có thoả thuận và ký kết hợp đồng để hoàn thành đơn hàng này trong 10 ngày. Tuy nhiên, đến ngày thứ 2, nhà sản xuất báo linh kiện không đủ nếu cần gấp như vậy chi phí sẽ tăng cao.
Lúc này Khang Phong nhẩm tính trước đây công ty anh có thể lãi 40.000 NDT từ đơn hàng này. Nếu chi phí tăng lên thì lãi nhận về chỉ ở mức 12.000 NDT. Dù biết nhà máy cố tính làm khó nhưng không còn cách nào khác công ty của anh chấp nhận với mức giá đưa ra.
Những tình huống tương tự kiểu này xảy ra thường xuyên khiến Khang Phong nghĩ đến việc tự chủ trong cả quy trình sản xuất. Với số tiền tiết kiệm trong tay, anh lên kế hoạch mở một xưởng sản xuất. Việc này không chỉ giảm được chi phí sản xuất mà còn đảm bảo được nguồn hàng ổn định.
Tuy nhiên Khang Phong không rõ về quy trình sản xuất của nhà máy. Vì thế anh ta hy vọng tôi có thể về đây làm việc nhằm giúp đỡ và được trả 6.500 NDT/tháng.
Lúc đầu tôi không đồng ý. Dù sao, tôi cũng đã làm việc trong nhà máy hiện tại nhiều năm và đang giữ đến chức quản lý. Công này cũng cho tôi thu nhập ổn định, đủ để nuôi sống gia đình. Quan trọng là công việc này tương đối nhàn hạ.
Tuy nhiên Khang Phong cố gắng thuyết phục tôi nghỉ công việc ở nhà máy. Anh nói rằng thu nhập của tôi hiện tại dù ổn định nhưng nếu muốn kiếm thêm, để mua được nhà cũng khó. Chưa kể sau này, 2 đứa con phải học đại học, các khoản chi phí cũng nhiều hơn. Vì thế về lâu dài mức lương của công việc hiện tại không đủ đáp ứng.
Khang Phong cũng thừa nhận rằng mặc dù nhà máy mới thành lập, mức lương có thể được trả không cao. Tuy nhiên, nếu tôi sẵn sàng giúp anh ấy khởi nghiệp. Khang Phong sẽ trả gấp đôi số lương hiện tại nếu công ty làm ăn có lãi trong tương lai.
Dưới sự thuyết phục nhiều lần của người thân, tôi đã nghỉ việc ở nhà máy và đến làm việc trong nhà máy của người họ hàng.
5 năm cống hiến nhưng bị sa thải đầy bất ngờ
Được giao chức danh phó chủ tịch song thực tế toàn bộ diện tích nhà xưởng chỉ có vỏn vẹn 100m2 cùng vài thiết bị sản xuất cũ cùng hơn 10 công nhân. Ở thời gian đầu, để hình thành quy trình sản xuất tốt nhất, tôi liên tục phải tăng ca mỗi ngày. Công việc ở đây vất vả hơn nhiều so với trước đây. Toàn bộ việc mua sắm linh kiện điện tử cho đến quy trình sản xuất… tôi đều phụ trách.
Lúc đầu do số lượng nhân viên trong nhà máy ít và thiết bị sản xuất cũ nên năng suất chưa cao, nhiều sản phẩm phải gia công lại và sửa chữa. Mặc dù những công nhân đã ra về nhưng tôi vẫn cố gắng làm thêm giờ nhằm sửa chữa từng sản phẩm để có được kết quả tốt nhất nhằm giảm tổn thất cho nhà máy.
Dù bận rộn như vậy nhưng tôi chẳng phàn nàn. Không được nhận tiền tăng ca song cuối tuần tôi vẫn đến công ty làm việc đều đặn. Khi đó Khang Phong đảm nhận công việc giao dịch, nhận đơn hàng. Còn tôi phụ trách quy trình sản xuất trong nhà máy.
Sau khoảng 1,5 năm, công ty của chúng tôi ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng. Quy mô tăng lên rất nhiều. Diện tích nhà xưởng tăng lên 400m2. Số lượng nhân viên cũng lên đến 80 người.
Dẫu công việc gia tăng, số lượng người quản lý cũng nhiều hơn nhưng tiền lương hàng tháng của tôi cũng chỉ tăng thêm 1.000 NDT. Vì lý do này, nhiều lần, tôi đã nói với Khang Phong về việc tăng lương, Tuy nhiên anh ta luôn cho rằng tình hình công ty chưa thực sự ổn định, vẫn còn phát sinh nhiều khoản phải chi. Khang Phong hứa rằng chỉ một thời gian tới doanh thu của công ty tăng sẽ nâng mức lương cho tôi. Dù hơi thất vọng song tôi vẫn tin vào lời hứa này.
Vào tháng 9/2022, Khang Phong đã mua một căn chung cư rộng hơn 120m2 ở Thâm Quyến trong khi đó cả gia đình tôi vẫn ở nhà thuê. Lúc này tôi cũng thấy doanh thu của công ty đã tăng trưởng ở mức ổn định. Tôi tiếp tục đề xuất tăng lương và được Khang Phong đồng ý.
Tôi nghĩ rằng với những cống hiến trong thời gian qua ít nhất tôi có thể nhận được mức lương lên đến 20.000 NDT/tháng. Hy vọng nhiều dẫn đến thất vọng nhiều, đến khi nhận quyết định tăng lương, con số chênh lệch chỉ vỏn vẹn 1.500 NDT, tức tổng lương là 8.500 NDT/tháng.
Thất vọng và tranh cãi nảy lửa, ngay hôm sau tôi bất ngờ nhận email sa thải từ chính Khang Phong. Nhìn lại 5 năm cống hiến cho công ty của người thân, tôi hy vọng mình có thể thay đổi được mức lương. Song thực tế, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn so với thời điểm trước đây.
Bị sa thải vào dịp cuối năm ngoái, đúng thời điểm các công ty gặp khó về kinh tế nên cũng ít tuyển dụng, tôi chật vật suốt 3 tháng để tìm được công việc mới. Nhưng mức lương cũng chẳng được như mong đợi.
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường