Bỏ việc để tận hưởng cuộc sống ở tuổi 40, những người nghỉ hưu sớm giờ lại lo mất tiền vì Covid-19: Cuộc sống không phải lúc nào cũng ổn định
Nhiều người đã tưởng rằng sau khi nghỉ hưu sớm, cuộc sống của họ sẽ chỉ toàn những tháng ngày vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát khiến tất cả phải suy nghĩ lại về lối sống của mình.
- 09-04-2020Phải cắt giảm 300 nhân viên, đầu bếp nổi tiếng ngậm ngùi nhìn nhà hàng gây dựng suốt 19 năm sụp đổ trong 1 tháng vì Covid-19: Tương lai sẽ chẳng còn như trước!
- 07-04-2020Gánh nặng "cơm áo gạo tiền" trên đôi vai người trẻ Mỹ trở nên tàn khốc hơn vì Covid-19: Thất nghiệp nhưng nợ nần chồng chất, tương lai không biết đi về đâu
- 06-04-2020Từ "thử thách quyên tiền" đến tổ chức concert tại nhà, người nổi tiếng thế giới đang chung tay giúp đỡ người nghèo vượt qua Covid-19 với vô số cách thức độc lạ
Mới đầu tháng này, Eric Richard vẫn còn đang ở Bali (Indonesia), tận hưởng thời tiết nhiệt đới và cuộc sống vô lo vô nghĩ của một người đã về hưu. Năm ngoái, ở tuổi 29, anh đã nói lời tạm biệt với công việc Giám đốc nghiệp vụ để trở thành “kẻ lang thang thời đại số”.
Giờ đây, Richard chỉ biết ngồi một chỗ tại nhà cha mẹ ở bang Michigan (Mỹ). Anh về nước vì dịch Covid-19 bùng phát ở khắp nơi trên thế giới, khiến các hoạt động du lịch và giao thông đều phải tạm ngừng. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, anh quyết định tự cách ly tại nhà. Theo Richard, chỉ trong vài tuần qua, tổng giá trị tài sản của anh đã giảm hơn 100.000 USD.
Richard là một trong những người “tôn thờ” chủ nghĩa FIRE đang rất phổ biến trong giới trẻ. Nó cho phép mọi người được độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm.
Chủ nghĩa FIRE ra đời trong thời kỳ ăn nên làm ra của thị trường chứng khoán kéo dài liên tiếp hơn 11 năm. Những người trong độ tuổi 30-40 đã tiết kiệm hàng triệu USD và nghỉ việc khi thời điểm chín muồi để sống hoàn toàn bằng việc đầu tư. Đây là một xu hướng chưa từng thấy trong thời hiện đại, ít nhất là với những người không có quỹ ủy thác.
Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhiều người đã nhìn dự đoán về ngày tàn của lối sống nghỉ hưu sớm này.
Bãi biển Bali - điểm đến ưa thích của những người theo chủ nghĩa nghỉ hưu sớm FIRE.
Pete Adeney - một bậc thầy trong trào lưu này - nói rằng, nhiều đã hỏi anh có nên “bán tất cả bây giờ” không? Trên các diễn đàn, những người mới bắt đầu hoặc đã nghỉ hưu sớm từ lâu đang sôi nổi tìm kiếm lời khuyên và sự an ủi từ cộng đồng mạng.
“Có ai ở đây cho thuê nhà trên Airbnb không?”, một người dùng đề cập đến chiến lược hàng đầu mà những người theo chủ nghĩa FIRE dùng để tạo thêm nguồn thu nhập. “Tình hình mọi người sao rồi?”
Câu trả lời không nằm ngoài dự đoán: “Airbnb bây giờ là một mớ bòng bong”.
Vào năm 2018, rất nhiều người theo chủ nghĩa FIRE tin rằng họ có đủ nguồn lực tài chính để có thể nghỉ hưu sớm trong vòng 60 năm. Nếu họ có thể cắt giảm chi phí sinh hoạt xuống con số 0 và sử dụng không quá 4% số tiền mình có mỗi năm, mọi chuyện sẽ ổn cả.
Kristy Shen và Bryce Leung - một cặp đôi đến từ Toronto (Canada) - đã nghỉ việc tại tập đoàn công nghệ vào năm 2015, khi mới chỉ 30 tuổi. Họ đã đi du lịch vòng quanh thế giới và đến Bali ngay trước khi đại dịch bùng phát. Họ nhìn khối tài sản đầu tư của mình giảm xuống 6 chữ số chỉ trong một ngày duy nhất - điều mà ai gặp phải cũng đau đớn tột cùng.
Tuy nhiên, cặp đôi này luôn tự nhận mình là “những người bi quan nhất thế giới”. Sự thận trọng đó, cùng với bản năng kỹ sư vốn có, đã giúp họ chuẩn bị sẵn hàng loạt các phương án dự phòng. Vì vậy, Shen và Leung tự tin mình có thể vượt qua giai đoạn này.
“Dựa vào số tiền tiền lãi và cổ tức được trả năm ngoái, chúng tôi có thể trải được chi phí cho năm nay”, Shen nói.
Leung - người đã đầu tư trong đợt Đại Suy thoái - bổ sung: “Năm 2008 có nhiều lý do để ta sợ hãi hơn. Khi ấy, mọi người nói rằng tiền chẳng khác gì tờ giấy vệ sinh cả”.
Jason Long - một dược sĩ tại bang Tennessee (Mỹ) - đã nghỉ hưu vào năm 2017 ở tuổi 38. Với 1 triệu USD trong tay, anh cho biết cuộc sống của mình vẫn khá hơn lúc xưa - kể cả sau khi thị trường chứng khoán lao dốc và anh buộc phải cắt giảm chi tiêu. Trong vòng 3 năm, anh chỉ việc ngồi một chỗ và nhìn thành quả đầu tư lớn dần mỗi ngày.
“Chúng ta đang ở trong một xã hội đề cao tiền bạc hơn là lao động”, Long nói. “Tôi không thích, nhưng sẽ tận dụng điều đó”.
Long rất thông cảm với những người đã quyết định nghỉ hưu năm 2019 và không có thời gian để lên kế hoạch dự phòng. “Tôi sẽ không tài nào ngủ nổi nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy”, vị dược sĩ nói.
Đó cũng là tình cảnh mà Richard không may phải đối mặt. Anh mới nghỉ hưu sớm chưa đầy 1 năm, lại còn thực hiện chiến lược “lean FIRE” - lối sống chỉ cần tài sản tích lũy ở mức 500.000-1 triệu USD (ngược lại với chiến lược bình thường, đòi hỏi tích lũy được 1 triệu USD trở lên trước khi nghỉ hưu).
Với tình hình hạn chế đi lại vì dịch Covid-19, Richard và những người khác không thể sống ở một đất nước khác có chi phí sinh hoạt rẻ - một chiến lược được gọi là “chênh lệch địa lý”. Chẳng hạn tại Bali, anh và bạn gái sống trong một “căn nhà đáng yêu có bể bơi” chỉ cách bãi biển vài phút đi bộ với chưa đầy 800 USD/tháng. Richard không biết bao giờ mình mới trở lại được nơi này.
Dù vậy, Richard đã may mắn tính toán đúng thời điểm: Anh bán một phần tài sản đầu tư của mình vào tháng 2, khi giá đang ở mức cao nhất, và số tiền thu về đủ để anh sống cho tới khi thị trường trở lại. Theo người đàn ông này, anh đã có phương án giải quyết nếu thị trường tiếp tục giảm.
“Tôi sẽ không ngần ngại làm việc bán thời gian hoặc làm freelance. Đối với tôi, độc lập tài chính cho tôi cơ hội để từ bỏ công việc văn phòng và theo đuổi những gì mình đam mê. Lối sống này không chỉ đơn giản là chẳng bao giờ phải kiếm tiền nữa”.
Đối với Adeney, thời điểm hiện tại là bài kiểm tra cho những nguyên tắc về độc lập tài chính. Suốt những năm qua, anh vẫn luôn hướng dẫn mọi người không nên quá phụ thuộc vào một công việc, phải sống khiêm tốn, chuẩn bị sẵn quỹ dự phòng khẩn cấp và kiên trì đầu tư vào thị trường chứng khoán về lâu dài. Adeney cũng trấn an mọi người rằng đây là lúc mà những phương pháp trên hỗ trợ họ về mặt tâm lý.
“Lối sống này sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn dù bạn đang ở trong thời kỳ bùng nổ kinh tế hay khủng hoảng nặng”, Adeney viết trên blog của mình. “Sức mạnh lớn nhất của nó sẽ được thể hiện trong những lúc như thế này”.
Anh cũng cho biết: “Điều này dễ khiến chúng ta bị hiểu nhầm là tự mãn, nhưng thật ra tôi không có ý định như vậy. Tôi hy vọng bằng cách này, mọi người có thể tự lực cánh sinh, như thế chúng ta mới có đủ năng lực để giúp đỡ người khác”.
Shen và Leung cũng khá lạc quan về tương lai sắp tới và vẫn tiếp tục nghỉ hưu sớm như dự định, mặc dù họ sẽ phải điều chỉnh lại lối sống. “Chúng tôi sẽ sống với 40.000 USD/năm. Có thể ít hơn nữa”, Shen nói. “Bởi lẽ, tôi đang tìm kiếm đủ loại phi vụ làm ăn mới”.
Sau khi quay trở về Toronto và tự cách ly tại nhà trong 2 tuần, Shen và Leung sẽ chuyển tới một căn hộ chung cư gồm 2 phòng ngủ trong thành phố mà họ tìm được trên Airbnb. Thông thường, giá mỗi đêm ở đây là 111 USD.
Còn mức giá bây giờ? 39 USD.
(Theo NYT)
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19