Bỗng dưng mắc nợ gần 1,2 triệu đồng vì “ví trả sau” của ví điện tử?
“Một khoản nợ không đầu không cuối” là cách người dùng này miêu tả sự bất ngờ của mình khi sử dụng ví điện tử.
- 23-03-2024Nữ kế toán phát hiện tài khoản của công ty "hụt" mất 185 triệu đồng, thấy số tiền này "chảy thẳng" vào tài khoản cá nhân của mình liền báo cảnh sát
- 23-03-2024Cụ bà 80 tuổi đến ngân hàng xin chuyển khoản 1,3 tỷ đồng, giao dịch viên từ chối phục vụ rồi lập tức báo cảnh sát: Vài ngày sau bỗng được khen thưởng
- 19-03-2024Người phụ nữ phát hiện chiếc vali chứa 27 tỷ đồng của chồng quá cố nên cất đi, 4 năm sau bỗng bị cảnh sát bắt giữ: Ngân hàng tiết lộ 1 chi tiết khiến “tội thêm tội”
Ngày 28/3 vừa qua, trên trang Threads cá nhân, một người dùng đã kể lại trải nghiệm có phần không mấy tích cực khi sử dụng ví điện tử. Theo thông tin được người này chia sẻ, ví điện tử cô đang dùng đã tự động kích hoạt “Ví trả sau”, và thanh toán những hóa đơn không rõ là hóa đơn gì. Tổng số tiền đã bị trừ từ “Ví trả sau” này là 1.194.000 đồng. Đây cũng chính là khoản nợ mà cô phải thanh toán.
Nguyên văn dòng chia sẻ của người dùng này
Cô nhấn mạnh rằng bản thân chưa bao giờ có ý định dùng trước trả sau, nên không bao giờ chủ động mở “Ví trả sau”; đồng thời, cũng không cài đặt thanh toán tự động cho bất kỳ hóa đơn hay giao dịch nào, và “Ví trả sau” cũng không phải là lựa chọn thanh toán số 1 của cô khi sử dụng ví điện tử.
Nguồn tiền trong “Ví trả sau” của người dùng này đang bị khóa và không phải là lựa chọn thanh toán số 1 của Ví điện tử
Cô không hiểu mình đã dùng 1.194.000đ này từ “Ví trả sau” khi nào và cho việc gì
Trong phần lịch sử giao dịch của Ví điện tử mà người dùng này đang sử dụng, hoàn toàn không có thông tin về các khoản tiền được thanh toán từ ví trả sau
Trong phần bình luận, cô cũng cho biết: “Mình gọi CSKH từ 6h sáng cho tới chiều tối, không có nhân viên nào tiếp nhận khiếu nại nên mình đăng lên hỏi mọi người thôi nè. Có sao thì mình nói vậy, để mọi người có ai từng bị giống mình thì chỉ giúp, chứ mình cũng không mong chờ được trả lại tiền hay gì đâu ạ”.
Hiện bài đăng của cô đang thu hút khá nhiều tranh luận trái chiều.
Có người cho rằng nếu bản thân người dùng không chủ động thực hiện các thao tác yêu mở “Ví trả sau”, thì không có ứng dụng ví điện tử nào dám tự động kích hoạt, tự động thực hiện các thao tác thanh toán dùng nguồn tiền từ “Ví trả sau”. Hơn nữa, nếu chưa đăng ký “Ví trả sau”, sẽ có nút “Kích hoạt ngay” ngay bên cạnh.
Nút “Kích hoạt ngay” này đồng nghĩa với việc người dùng phải thực hiện các thao tác đăng ký mới có thể sử dụng “Ví trả sau”
Cũng có không ít người rơi vào tình cảnh tương tự, tự nhiên mắc nợ, bị đòi nợ mà không hiểu khoản nợ ấy từ đâu ra. Một vài người thường dùng Ví điện tử này để thanh toán hóa đơn đặt xe công nghệ, đặt đồ ăn online hoặc phí đăng ký các ứng dụng xem phim, nghe nhạc trực tuyến và nguồn tiền thanh toán cũng được tự động trích từ “Ví trả sau”.
Hiện tại, chúng tôi đang liên hệ đơn vị cung cấp, phát hành ví điện tử này sau sự việc.
Cần lưu ý gì khi sử dụng Ví trả sau/Tài khoản trả sau để không bỗng dưng mắc nợ?
Hiện tại, phần lớn các Ví điện tử đều có tính năng Ví trả sau hoặc Tài khoản trả sau. Tùy theo quy định của mỗi đơn vị phát hành mà việc yêu cầu mở Ví trả sau/Tài khoản trả sau có thể khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản rằng đây là hình thức mà đơn vị phát hành Ví điện tử “ứng” trước cho bạn một khoản tiền để chi tiêu.
Khoản tiền này chỉ có thể thực hiện thanh toán online, không thể rút về tài khoản ngân hàng hay rút ra thành tiền mặt.
Để không rơi vào tình cảnh khó hiểu như người dùng phía trên, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào Ví điện tử, click vào “Ví trả sau”/ “Tài khoản trả sau”. - Bước 2: Đi tới phần “Cài đặt”.
- Bước 3: Tìm phần “Thứ tự thanh toán” và ưu tiên sử dụng nguồn tiền trong Ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử để thanh toán, thay vì để “Ví trả sau” làm lựa chọn thanh toán đầu tiên.
Nhịp sống thị trường