MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bước vào tuổi trung niên có 3 chuyện ĐỪNG làm nữa, kẻo ôm khổ vào thân!

01-01-2024 - 22:10 PM | Lifestyle

Nửa sau của cuộc đời là lúc bước sang một nấc thang mới, áp lực cũng ngày càng tăng, muốn đi vững và đi xa hơn, có 3 điều hãy nghiêm túc làm, nếu không, càng sống càng vất vả.

01

Bớt ảo tưởng, thực tế hơn

Bước vào tuổi trung niên, chúng ta có cha mẹ già cần được chăm sóc, con nhỏ cần được học hành, áp lực công việc và cuộc sống cũng ngày một nhiều hơn.

Nhưng dù áp lực lớn tới mấy, bạn cũng không thể suốt ngày nghĩ tới việc đi đường tắt và ảo tưởng thay vì có những hành động thiết thực.

Một cư dân mạng đã chia sẻ câu chuyện của người anh họ của mình.

Khi người anh họ còn trẻ, trong khi hầu hết những người cùng tuổi trong làng đều lựa chọn đi làm ăn xa, thì anh ấy lại có suy nghĩ khác, anh cảm thấy gia đình khó có thể sống tốt hơn với số tiền ít ỏi kiếm được từ việc làm thuê bên ngoài nên anh đã quyết định khởi nghiệp kinh doanh riêng.

Anh ấy có rất nhiều kế hoạch kiếm thật nhiều tiền nhưng lại không sẵn sàng nghiêm túc làm việc.

Hai năm trôi qua, khi những người đi làm xa quay trở về xây nhà, người anh họ vẫn sống trong một căn nhà cấp bốn nhỏ, có những lúc anh ấy còn không đủ tiền chữa bệnh cho con nên phải vay tiền bố mẹ cho con đi khám.

Tuy nhiên, dù sống cuộc sống như vậy nhưng anh ấy vẫn không có sự soi xét lại, và vẫn cảm thấy sự giúp đỡ của cha mẹ là điều đương nhiên.

Để xây dựng các mối quan hệ, anh họ cũng thường mời bạn bè đi ăn ở những nhà hàng cao cấp, hoàn toàn không quan tâm đến tình hình tài chính của bản thân.

Có một thời gian, hình thức du lịch nông trại vô cùng phổ biến, người người nhà nhà làm trang trại, vợ của anh họ cũng gợi ý anh đầu tư vào du lịch nông trại.

Nhưng anh họ không đồng ý, cảm thấy công việc đó bẩn thỉu và mệt mỏi nên anh ấy vẫn đi ăn uống với bạn bè, nghĩ rằng mình có thể kiếm bộn tiền bằng cách xây dựng các mối quan hệ.

Cứ như vậy, người anh họ suốt ngày chìm đắm trong ảo tưởng, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, cuối cùng không đạt được kết quả, trong khi đó, những người dân làng dù chỉ làm ruộng cũng đều có thể nhờ nỗ lực của bản thân mà mua được nhà trên thị trấn.

Nghèo không có gì đáng sợ, đi chậm cũng không phải vấn đề, nhưng đừng đặt mục tiêu quá cao và chìm đắm trong ảo tưởng.

Sau tuổi trung niên, thời gian là rất quý giá, chỉ khi giữ một tư duy thực tế, đặt ra mục tiêu và không ngừng làm việc chăm chỉ, đồng thời trau dồi thái độ và kiến thức, bạn mới có thể chạm tới ước mơ của bản thân.

Bước vào tuổi trung niên có 3 chuyện ĐỪNG làm nữa, kẻo ôm khổ vào thân! - Ảnh 1.

02

Ngưng "dạy đời người khác", thay vào đó, khiêm tốn, bao dung với những ý kiến đa chiều

Một nhà văn từng nói:

"Khi đến tuổi trung niên, con người sẽ vô tình trở thành những giáo viên. Dù có cố gắng học cách kiềm chế nhưng khi nói chuyện với người khác, họ vẫn sẽ vô thức hướng chủ đề vào những sự việc trong quá khứ mà người khác thậm chí chưa từng trải qua, chỉ để thể hiện kinh nghiệm của chính mình."

Sau tuổi trung niên, chúng ta đã tích lũy được một lượng kinh nghiệm nhất định và ngộ ra được một vài "chân lý", vì vậy chúng ta luôn thích dùng kinh nghiệm của bản thân để hướng dẫn người khác.

Tuy nhiên, điều mà chúng ta quên mất chính là trải nghiệm của bản thân có thể không phù hợp với người khác. Tôn trọng sự khác biệt mới là cách giao tiếp khôn ngoan.

Khi mới đến kinh đô làm quan, Tăng Quốc Phiên (một nhà Nho nổi tiếng của Trung Quốc) vì lo lắng cho các em ở nhà mà thường xuyên gửi về nhà những bức thư mang tính răn dạy.

Khi thấy các em đều nóng lòng muốn có công danh, sau khi nghe được tâm tư của các em, Tăng Quốc Phiên viết thư trả lời:

"Thành công hay không là do ông trời định đoạt. Trên đời này không có ai có chí mà không nên được sự nghiệp. Hiện tại, hãy tập trung vào việc phát triển bản thân, đừng nghĩ quá nhiều về tương lai."

Em sáu gặp phải thất bại trong thi cử và sau đó luôn phàn nàn, khi Tăng Quốc Phiên phát hiện ra, thay vì an ủi, dựa trên kinh nghiệm của mình, ông dạy dỗ em mình:

"Thi trượt chỉ là chuyện nhỏ. Mới vậy đã không chịu nổi, sau này có thể làm được việc gì lớn? Có chí ắt có con đường."

Tăng Quốc Phiên luôn dạy dỗ các em theo quan điểm riêng của mình, ông không bao giờ xem xét đến nhu cầu thực sự bên trong của họ.

Vợ Tăng Quốc Phiên cũng từng khuyên ông đừng lúc nào cũng tự cho mình là đúng, thay vào đó hãy chú ý đến cách giáo dục các em trai của mình.

Nhưng Tăng Quốc Phiên không nghe lời khuyên, mọi chuyện vẫn như cũ, cuối cùng, vào ngày rằm tháng giêng âm lịch năm đó, các em của ông cùng viết thư trả lời Tăng Quốc Phiên rằng: "Anh rất giỏi giáo huấn người khác, nhưng cách anh làm không hề mang lại sự giúp đỡ thiết thực cho chúng em."

Sau khi nhận được thư từ các anh em, Tăng Quốc Phiên thầm tự trách sâu sắc và bắt đầu suy ngẫm về bản thân.

Từ đó, ông từ bỏ quyết tâm dạy dỗ người khác, ông bắt đầu cởi mở hơn với ý kiến của người khác.

Có một câu nói như này:

"Đừng can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của người khác, ngay cả khi điều đó thực sự tốt cho họ, vì đó là cuộc sống của họ".

Trên đường đời, mỗi người có những con đường khác nhau, những nhu cầu khác nhau, dù bạn có thực sự tốt với người khác thì cũng không có ai thích bị thuyết giảng.

Sau tuổi trung niên, chúng ta phải hiểu rằng thực sự nghĩ đến người khác không phải là trở thành một "người thầy" hay giáo huấn họ, bởi lẽ kinh nghiệm hạn chế của bạn không thể hỗ trợ toàn bộ cuộc sống của người khác.

Nếu có năng lực, chi bằng đưa ra những giúp đỡ thực tế hơn, kiềm chế mong muốn "làm thầy" và học cách khiêm tốn.

Dù ở độ tuổi nào, cũng hãy giữ cho mình một thái độ cầu tiến, có vậy, người khác mới tôn trọng bạn vô điều kiện.

Bước vào tuổi trung niên có 3 chuyện ĐỪNG làm nữa, kẻo ôm khổ vào thân! - Ảnh 2.

03

Giúp đỡ người khác là điều nên làm, nhưng cũng cần cái độ

Tốt bụng mà không có nguyên tắc, người ta gọi đó là nhu nhược.

Bởi lẽ không phải ai trên đời này cũng biết biết ơn, lương thiện là điều tốt nhưng phải đủ "sắc bén".

Một cư dân mạng tên là Hoa chia sẻ câu chuyện của bản thân.

Hoa vốn là lãnh đạo cấp trung của một công ty, sở hữu mức lương cao và có một tương lai tươi sáng.

Cô là người phụ trách chuỗi cung ứng của công ty và trực tiếp phụ trách việc bán hàng, công việc nếu có sai sót sẽ gây thiệt hại rất lớn cho công ty.

Một lần, nhân viên trong bộ phận của Hoa tính nhầm giá thành của một món hàng lên tới hàng chục triệu, dẫn đến giá bán thấp hơn và công ty thua lỗ rất nhiều.

Sau đó, giám đốc bộ phận đã điều tra sự việc, nhân viên đã tìm đến Hoa và kể cho cô nghe về những khó khăn của gia đình:

"Bố mẹ chồng tôi quanh năm phải uống thuốc, con tôi phải đi học, chồng tôi chỉ được hưởng lương cơ bản vì công ty làm ăn không tốt".

Khi Hoa nghe được hoàn cảnh của nhân viên, cô cảm thấy thương xót nên đã giải thích với giám đốc rằng sai sót là do chính cô gây ra, cô sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẵn sàng bị trừ tiền thưởng.

Cứ như vậy, người nhân viên không bị trừng phạt dưới sự bảo vệ của Hoa.

Sau đó, nhân viên này xin Hoa tăng lương với lý do gia đình gặp khó khăn về tài chính và khối lượng công việc nặng, Hoa một lần nữa thương cảm và tiến cử nhân viên này trước mặt giám đốc.

Những tưởng rằng sự việc lần trước đã qua đi, nhưng không ngờ vài tháng sau, cấp trên biết chuyện và yêu cầu điều tra nghiêm ngặt.

Hoa nhận ra hậu quả nghiêm trọng của sự việc nên đã đến gặp nhân viên này và mong cô ấy có thể chủ động giải thích rõ ràng sự việc, Hoa cũng cho biết, với tư cách là một lãnh đạo cấp trung, cô sẽ không đứng yên không làm gì.

Không ngờ, thay vì cảm thấy tội lỗi về sai sót trong công việc, nhân viên này lại đổ lỗi cho cô và khẳng định cô không có lỗi gì cả và chính Hoa mới là người mắc lỗi.

Có một câu nói rất có lý rằng: "Lòng tốt chỉ là sự tử tế khi cả hai cùng cảm thấy như vậy".

Cuốn "Bố già" có nói:

"Nhẹ dạ, không có ranh giới, sẽ chỉ khiến đối phương lợi dụng bạn; lòng tốt không có nguyên tắc cũng sẽ chỉ khiến đối phương được nước lấn tới."

Khi đến tuổi trung niên, chúng ta nên hiểu rằng lòng tốt cũng cần có cái độ.

Nếu bạn mù quáng "tốt bụng và mềm lòng", bạn sẽ chỉ đang vô tình khuyến khích lòng tham của người khác và cuối cùng sẽ làm tổn thương chính mình.

Đối với những yêu cầu của người khác, hãy kiên quyết từ chối những người nên từ chối, giúp đỡ những người có thể giúp đỡ trong phạm vi khả năng của bản thân, đây là trách nhiệm của bạn đối với chính mình.

Bước vào tuổi trung niên có 3 chuyện ĐỪNG làm nữa, kẻo ôm khổ vào thân! - Ảnh 3.

Kazuo Inamori đã nói: "Cuộc sống không phải là bữa tiệc của vật chất mà là sự bồi dưỡng của tâm hồn, chính nó là điều khiến đoạn cuối trở nên cao quý hơn khi mới bắt đầu".

Cuộc sống vốn là một quá trình "tu luyện", nửa sau cuộc đời, điều quan trọng nhất là phải có một cái đầu tỉnh táo và tâm lý ổn định, tránh làm những điều sau:

Đừng quá ảo tưởng, thay vào đó, hãy thực tế, nghiêm túc, chăm chỉ.

Ngưng giáo huấn người khác, học cách khiêm tốn và lịch sự.

Đừng "nhu nhược", hãy chỉ giúp đỡ người khác trong khả năng của bản thân.

Cuộc đời rất ngắn ngủi, hãy học cách trở thành một người thông minh, làm những điều nên làm, cẩn trọng với những điều không nên làm. Mong rằng tất cả chúng ta đều có thể hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn!

Theo Diệu Đan

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên