MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bước vào tuổi trung niên, mỗi người cần nằm lòng những điều này: Ghi nhớ “5 thói quen chậm” để tăng tuổi thọ lên đáng kể

18-09-2021 - 19:30 PM | Sống

Bước vào tuổi trung niên, mỗi người cần nằm lòng những điều này: Ghi nhớ “5 thói quen chậm” để tăng tuổi thọ lên đáng kể

Giai đoạn trung niên là "chiếc cầu" chuyển giao của sức khỏe. Nếu chúng ta biết cách bảo vệ cơ thể, nửa đời sau chất lượng sống được cải thiện thấy rõ.

Sau khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta cần phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống. Ở giai đoạn này, chúng ta phải chăm sóc cha mẹ chu đáo, chu cấp cho con cái đi học, giữ gìn các mối quan hệ trong công việc… Bên cạnh đó, người trung niên cũng phải đối mặt với tình trạng sức khỏe của bản thân dần xuống dốc. 

Tuổi trung niên là bước ngoặt của cuộc đời mỗi người, cũng là giai đoạn có tỷ lệ mắc bệnh tật cao. Lúc này, mỗi người cần giữ gìn và chăm sóc sức khỏe để tránh các loại bệnh do tuổi tác tấn công.

Dưới đây là lời khuyên "5 chậm" của các chuyên gia dành cho người bước sang tuổi trung niên:

1. Ăn chậm

Giảm tốc độ ăn, nhai chậm khi ăn, nhai ít nhất 20 đến 30 lần trong một miệng thức ăn để thức ăn có thể trộn đều với nước bọt, có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giảm gánh nặng cho cơ đường tiêu hóa, và nguy cơ mắc bệnh đường ruột.

Ăn chậm hơn giúp dạ dày có nhiều thời gian để xử lý thức ăn. Khi đưa toàn bộ bữa ăn xuống dạ dày trong vòng 5 phút, chúng ta có thể gặp phải bị chứng khó tiêu. Để hạn chế tình trạng này, hãy dành 20 phút để thưởng thức bữa ăn của mình một cách chậm rãi.

Đồng thời, việc nhai lâu cũng giúp chúng ta kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dạ dày mất khoảng 20 phút để sản xuất hormone thông báo cho não biết rằng mình đã no.

2. Chậm rãi chìm vào giấc ngủ

Ngủ chậm ở đây có nghĩa là đi ngủ sớm. Dù công việc bận rộn đến đâu, chúng ta cũng phải tập cho mình thói quen đi ngủ trước 22h. Trước khi đi ngủ, bạn có thể thư giãn tinh thần bằng nhiều cách khác nhau như đọc sách, nghe nhạc... Các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chỉ khi có giấc ngủ chất lượng cao thì cơ thể mới có thể hoạt bát và ở trong trạng thái tinh thần tốt nhất.

Bước vào tuổi trung niên, mỗi người cần nằm lòng những điều này: Ghi nhớ “5 thói quen chậm” để tăng tuổi thọ lên đáng kể - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sleep Cycle

3. Đứng dậy từ từ

Sau một đêm ngủ dậy, máu trong cơ thể thường lưu thông chậm. Buổi sáng là giai đoạn nguy hiểm của bệnh tim mạch. Vì vậy, khi ngủ dậy chúng ta phải cẩn trọng. Đứng dậy đột ngột sẽ làm thiếu máu não trong thời gian ngắn và dễ gây tai biến. Các bác sĩ nhắc nhở chúng ta có thể nằm trên giường trong ba phút sau khi thức dậy vào buổi sáng. Trong khoảng thời gian này, chúng ta có thể cử động chân tay và hít thở sâu sau đó từ từ ngồi dậy.

4. Uống nước từ từ

Mùa hè mất nước nhanh, nhiều người đợi đến khi khát mới uống nước, nhất là uống từng ngụm to sẽ khiến bụng no lâu. Điều này có thể tăng gánh nặng cho dạ dày. Vì vậy, để làm chậm tốc độ uống nước nên uống thành từng ngụm nhỏ, mỗi lần uống 200 ml, và chia thành nhiều lần uống nước nhỏ.

5. Tâm trạng "chậm"

Sau tuổi trung niên, chúng ta phải đối mặt với nhiều áp lực từ xã hội, gia đình và công việc, cộng với thể lực và sức khỏe nói chung... Nhiều người trở nên trầm cảm và cáu gắt bất thường. Tuy nhiên mọi người cần hiểu đúng về các hiện tượng sinh lý bình thường, không nên buồn rầu, tức giận vì sẽ không tốt cho cơ thể. 

Nổi giận không giải quyết được vấn đề. Bạn cũng có thể lắng nghe những bài hát yêu thích hoặc làm những điều mình thích mà trước đây chưa được thực hiện. Bạn cũng có thể tâm sự với gia đình hoặc bạn bè, giữ một tâm hồn thoải mái và bình tĩnh đối mặt đúng đắn với những mất mát.

Kết luận

Có một điều cần lưu ý là các loại thực phẩm khác nhau mang lại giá trị dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Vì vậy chúng ta cần chú ý đa dạng hóa chế độ ăn uống, tốt nhất là 12 loại thực phẩm mỗi ngày và ít nhất 25 loại một tuần. Thêm vào đó, mỗi người cũng cần ăn 500 gam rau và 200 gam trái cây mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng toàn diện. 

Ngoài ra, ăn nhiều ngũ cốc thô và rau có chứa chất xơ có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và giúp tống chất độc, rác thải trong đường ruột ra ngoài. Xây dựng thói quen tích cực giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe về lâu dài. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên duy trì tập thể dục vừa phải có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, cải thiện chức năng tim và phổi, tăng cường thể chất, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể.

Nguồn: Abolouwang, VerywellFit

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên