Buổi sáng là "thời điểm vàng" để kiểm soát lượng đường trong máu: Hãy nhớ "3 thêm - 1 bớt" khi ăn sáng để đường huyết ổn định hơn
Nhiều người nghĩ chỉ cần bỏ ăn cơm là có thể duy trì đường huyết ổn định, xong thực tế ngoài cơm còn có rất nhiều món ăn có thể làm tăng đường huyết mà bạn cần phải tránh.
- 05-03-20225 loại thực phẩm là "tòng phạm" của bệnh tiểu đường, cắn 1 miếng đường huyết tăng chóng mặt: Bỏ sớm khỏi thực đơn kẻo dùng nhiều insulin cũng vô ích
- 04-03-2022Tránh xa loại người tự cao tự đại: Cổ nhân dạy hậu thế vứt bỏ 3 THÓI XẤU để trở nên xuất chúng, sống bình thường nhưng không tầm thường
- 04-03-20227 bài học ngắn "OLD but GOLD": Người thường chỉ xem qua, kẻ khôn ngoan sẽ suy ngẫm
Hiện nay, theo sự phát triển của khoa học công nghệ, con người càng có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, bắt đầu nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường . Trong đó, thói quen kiểm tra đường huyết tại nhà rất cần thiết, nó giúp bạn kiểm soát được tình hình sức khỏe, kịp thời thông báo cho bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, nó quyết định tình trạng đường huyết trong cả ngày dài vì thế muốn ổn định đường huyết, cần thực hiện 3 thêm - 1 bớt dưới đây trong bữa sáng. Nhiều người nghĩ chỉ cần bỏ ăn cơm là có thể duy trì đường huyết ổn định, xong thực tế ngoài cơm còn có rất nhiều món ăn có thể làm tăng đường huyết mà bạn cần phải tránh.
Buổi sáng là "thời điểm vàng" để kiểm soát lượng đường trong máu, hãy ghi nhớ 3 thêm - 1 bớt
3 thêm gồm:
1. Ăn nhiều rau xanh
Ăn nhiều rau xanh vào bữa sáng có thể cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin dồi dào, cùng các chất xơ và một số khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời những thực phẩm này còn có tác dụng tăng cường cảm giác no cho người bệnh, giảm lượng đường trong máu. Người tiểu đường rất cần bổ sung chất xơ để hạ đường huyết, trong khi đó rau xanh lại là thực phẩm có nguồn chất xơ dồi dào và lành mạnh bậc nhất.
2. Ăn nhiều trứng và đậu vào bữa sáng
Trứng và đậu là những thực phẩm lành mạnh trong bữa sáng của người tiểu đường . Vì sao vậy? Bởi 2 loại thực phẩm này đều giàu protein. Protein sẽ khiến cơ thể no lâu mà không hề ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Protein không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa, nó còn làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Điều này rất hữu ích nếu bạn bị tiểu đường.
3. Ăn nhiều ngũ cốc thô hơn
Các loại gạo, bún phở đều có chứa tinh bột, sau khi vào cơ thể con người sẽ chuyển hóa thành đường glucoza làm tăng nồng độ đường trong máu và gây biến động đường huyết. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, kiều mạch, ngô... có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao.
1 bớt gồm:
Ăn ít thức ăn có hàm lượng dầu cao. Ví dụ, thịt chiên xù, quẩy chiên, bánh rán, gà rán... vì đây đều là thực phẩm chứa lượng cholesterol cao, có thể làm tăng mỡ máu, tăng đường huyết sau ăn. Một nghiên cứu quan sát lớn cho thấy rằng việc tiêu thụ đồ chiên rán từ 1 đến 3 lần mỗi tuần có thể làm tăng 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, từ 7 lần trở lên mỗi tuần làm tăng nguy cơ lên đến 55%.
Khi cơ thể có hai biểu hiện bất thường dưới đây, bệnh tiểu đường có thể đã xuất hiện
1. Mắt mờ rõ rệt
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của con người, khi lượng đường trong máu liên tục tăng cao sẽ gây ra những biến đổi ở võng mạc và làm giảm thị lực. Do đó nếu gần đây mắt bạn bị mờ đi rõ rệt không rõ lý do thì cần cảnh giác là do tiểu đường.
2. Da bị ngứa
Da bị ngứa không chỉ do bệnh da liễu mà còn do bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng, cơ thể dồn nước để làm loãng máu sau đó thải ra ngoài bằng nước tiểu. Điều đó khiến da bị khô, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài việc chú ý đến bữa sáng, người bệnh tiểu đường cũng nên duy trì 2 thói quen tốt này để ổn định đường huyết
1. Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày
Mỗi ngày, thay vì ăn đầy đủ 3 bữa chính thì bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn ít hơn trong mỗi bữa. Việc chia nhỏ bữa ăn khiến hàm lượng carbohydrate đi vào hệ thống tuần hoàn với số lượng nhỏ, do đó đường dao động trong biên độ của máu sẽ nhỏ hơn. Từ đó có lợi trong việc ổn định đường huyết, tránh tình trạng đường huyết tăng cao quá mức.
2. Tập thể dục thường xuyên
Chăm chỉ vận động thể thao giúp thúc đẩy hoạt động kiểm soát đường huyết và tăng cường hệ miễn dịch. Sau bữa ăn tối, bạn nên lựa chọn các bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe. Thời gian tập có thể là 3 – 5 buổi/tuần. Bệnh nhân béo phì có thể tăng số lượng bài tập hoặc cường thời gian vận động sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
Nhịp Sống Việt