Buồn của Shark Hùng Anh: "Năm ngoái những deal anh chốt khi được lên sóng, startup bùng nổ thì các bạn lại không cho anh vào nữa"
Năm ngoái, Shark Hùng Anh đã cam kết đầu tư tổng cộng 10 "deal", giải ngân được 1 "deal".
- 26-12-2023Vợ chồng Hàn Quốc mở trung tâm gia sư ở Việt Nam: Nhắm thu 13 triệu USD/năm, Shark Hùng Anh hạ định giá còn 1/10
- 20-12-2023Cặp du học sinh cấp 3 mang túi xách "độc lạ" lên gọi vốn, Shark Hùng Anh khuyên "học xong rồi làm", Shark Hưng: "Tôi có vài chục doanh nghiệp vẫn đi học bình thường"
- 05-12-2023'Gà nhà' của Shark Erik lên Shark Tank: Startup khách sạn nhà kho 2 năm tuổi, doanh thu 50.000 USD/năm, Shark Hùng Anh và Shark Tuệ Lâm cùng rót vốn
Mới đây, Fanpage của chương trình Shark Tank Việt Nam đã đăng tải bức ảnh chân dung kèm dòng tâm sự được chú thích là của Shark Lê Hùng Anh với nội dung: "Năm ngoái những deal anh chốt khi được lên sóng, startup bùng nổ thì các bạn lại không cho anh vào nữa".
Gia nhập bể cá mập từ mùa 5 của chương trình Shark Tank Việt Nam, doanh nhân Lê Hùng Anh từ một cái tên có phần xa lạ với số đông công chúng nhanh chóng trở nên quen thuộc với công chúng, đặc biệt là giới khởi nghiệp. Ngay từ những tập đầu tiên, Shark Hùng Anh đã tỏ ra rất quyết liệt trong việc giành giật các "con mồi".
Kết thúc 14 tập Shark Tank mùa 5, Shark Hùng Anh đã cam kết đầu tư 10 thương vụ trên sóng truyền hình, dẫn đầu về tổng số tiền cam kết đầu tư ở mức 87,4 tỷ đồng. Trong đó có những thương vụ đầu tư chung với các cá mập khác như:
- Trường Foods với đề nghị đầu tư 15 tỷ đồng từ Shark Bình và Shark Hùng Anh, đổi lấy 20% cổ phần công ty.
- Jaros Candle với đề nghị đầu tư 200 triệu đồng cho 30% cổ phần của Shark Liên, trong đó có cả Shark Hùng Anh và Shark Erik Jonsson tham gia.
Trong các thương vụ cam kết mùa trước, được biết, đến nay Shark Hùng Anh chỉ mới chính thức đầu tư vào chuỗi Anh ngữ Á Châu số tiền 1 triệu USD đổi lấy 12% cổ phần.
Đây cũng là thương vụ cam kết đầu tư có giá trị lớn nhất của Shark Hùng Anh trong mùa 5 và là thương vụ triệu đô duy nhất được rót vốn thực trong chương trình Shark Tank mùa 5.
Đáng chú ý, tiến độ thẩm định của thương vụ rất "thần tốc". Ngày 25/8/2022, chỉ 10 ngày sau khi Anh ngữ Á Châu xuất hiện trên truyền hình, BIN Corporation Group của Shark Hùng Anh đã hoàn tất thẩm định dự án và ký kết hợp đồng đầu tư, hợp tác chiến lược.
Bên cạnh khoản đầu tư 1 triệu USD, BIN Corporation Group cùng Anh ngữ Á Châu còn xúc tiến một dự án giáo dục mở trường cấp I, II, III chuẩn quốc tế, đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh.
Không thần tốc như vậy, một starup khác được Shark Hùng Anh cam kết đầu tư 5 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần là Cô gái Bh.nong đã được thẩm định từ tháng 9 năm ngoái, tuy nhiên đến nay, cả 2 bên đều chưa công bố thông tin về việc có được xuống tiền hay không.
Thậm chí, có Startup không chờ đợi được quá trình thẩm định kéo dài, đã chủ động rút lui. Remaps - một Startup được Shark Hùng Anh cam kết đầu tư tối thiểu 10 tỷ đồng cho 40% cổ phần sau nửa năm lên sóng Shark Tank đã tuyên bố về việc ngừng hợp tác vào hồi tháng 2 năm nay. Lý do vì đã quá thời hạn thỏa thuận nhưng vẫn chưa thống nhất được các nội dung chi tiết và có khả năng tiếp tục kéo dài.
"Do đó Remaps quyết định thay vì ưu tiên cho Shark như cam kết ban đầu thì sẽ dành phần cổ phần phát hành thêm kêu gọi các nhà đầu tư khác”, Fouder Remaps chia sẻ.
Tại buổi tọa đàm thuộc khuôn khổ Sự kiện Ra mắt Shark Tank Việt Nam mùa 6, Shark Phạm Thanh Hưng – Chủ tịch CEN Academy, Chủ tịch hội đồng đầu tư Colombo Capital Partners đã có những chia sẻ về tỷ lệ rót vốn thực hậu Shark Tank.
Ông Hưng cho biết, không chỉ riêng Việt Nam, chương trình Shark Tank trên toàn thế giới cũng có tỷ lệ tương tự như vậy.
“Nếu tính số lượng startup đến được giai đoạn ký kết hợp đồng và được giải ngân thì tỷ lệ rơi vào khoảng 30%. Nếu xét theo số vốn được giải ngân thì tỷ lệ còn thấp hơn nữa, bởi nhiều startup dù được ký hợp đồng nhưng chỉ được giải ngân một phần”, Shark Hưng chia sẻ.
Ông Phạm Thanh Hưng giải thích rằng nguyên nhân đến từ cả hai bên, không phải chỉ do các nhà đầu tư không xuống tiền.
“Một là các startup không chứng minh được những cam kết hoặc số liệu đáng tin cậy như trên truyền hình. Chúng tôi cam kết đầu tư dựa vào những gì các bạn trình bày, nhưng khi đi sâu nghiên cứu, thẩm định thì mọi thứ không như vậy. Hoặc không đúng bản chất, hoặc sai lệch, nên cuối cùng hai bên không đạt được thỏa thuận.
Ngoài ra, có những startup từ chối nhận đầu tư luôn. Đã có lần một số Shark phải nói rằng đừng làm thế, vì chúng tôi lên đây tranh giành mãi mới có một deal tốt mà cuối cùng lại cắt deal”, Shark Hưng bày tỏ.
An ninh tiền tệ