Buồn của Xây dựng Hòa Bình: Lỗ lũy kế vượt 1.100 tỷ đồng, không còn là đối thủ của Coteccons
Đã từng có giai đoạn Hòa Bình đứng trên Coteccons cả về doanh thu, lợi nhuận lẫn vốn hóa. Tuy nhiên giờ đây Hòa Bình đang đối diện với nhiều khó khăn và thua kém Coteccons về mọi mặt.
- 03-05-2023CLB lợi nhuận nghìn tỷ quý 1: Nhóm Vingroup cùng VCB, BIDV “gánh team” đỡ thị trường, vẫn có nhiều ngân hàng, công ty địa ốc tăng trưởng 50-100%
- 03-05-2023Resort 60 triệu đồng/đêm có rắn đến "thăm" phòng: Doanh thu hàng trăm tỷ/năm, có một miếu Thành Hoàng cổ trong khuôn viên, dùng trứng gà thả vườn, nến thơm thuần chay...
- 03-05-2023Cổ phiếu "bay hơi" 80% giá trị chỉ trong nửa tháng và động thái lạ của lãnh đạo cao cấp Indochine Imex
Hai doanh nghiệp xây dựng lớn nhất sàn chứng khoán là Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons đều đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2023. Tuy nhiên, kết quả của 2 doanh nghiệp này lại có sự chênh lệch lớn dù bối cảnh chung thị trường bất động sản gặp khó khăn.
Cụ thể, doanh thu Hòa Bình giảm xuống dưới 1.200 tỷ đồng, thấp nhất kể từ năm 2015 và giảm khoảng 50-60% so với mặt bằng chung doanh thu của công ty giai đoạn 2020-2022.
Trong khi đó, doanh thu Coteccons đạt hơn 3.100 tỷ đồng, mặc dù giảm 50% so với mức cao của quý 4/2022, nhưng là mức cao nếu so với giai đoạn 2020-2022, và đánh dấu quý thứ 2 liên tiếp doanh thu Coteccons bỏ xa so với Hòa Bình.
Trước kia, doanh thu Coteccons luôn cao hơn Hòa Bình, nhưng giai đoạn sau khi nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương rời công ty, Coteccons bị Hòa Bình soán ngôi. Phải đến khi Hòa Bình cũng có những mâu thuẫn nội bộ thời gian gần đây, Coteccons mới quay lại được vị thế trước kia của mình.
Về lợi nhuận, Coteccons đã có lãi trở lại trong 2 quý gần đây, sau khi thua lỗ 4/5 quý trước đó.
Trái lại, Hòa Bình lỗ hơn 1.200 tỷ dồng quý 4/2022 và vừa báo lỗ tiếp 445 tỷ đồng quý 1/2023. Như vậy, chỉ trong 2 quý gần đây, số lỗ của Hòa Bình đã xóa hết lợi nhuận của 21 quý trước cộng lại (tổng lợi nhuận từ quý 3/2017 đến quý 3/2022 khoảng 1.700 tỷ đồng).
Mức lỗ khổng lồ này khiến công ty đang chịu lỗ lũy kế tới 1.137 tỷ đồng.
Về vốn hóa trên sàn chứng khoán, sau một thời gian dài bám đuổi nhau quyết liệt, giờ đây Hòa Bình đã không còn là đối thủ của Coteccons.
Tại ngày 28/4/2023, vốn hóa của Hòa Bình là 2,2 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với mức 4,4 nghìn tỷ đồng của Coteccons.
Xây dựng Hòa Bình hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Không chỉ kinh doanh thua lỗ, công ty còn đang vi phạm các quy định công bố thông tin trên sàn chứng khoán. Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM đã đưa Hòa Bình vào diện cảnh báo do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, đồng thời bị nhắc nhở chậm nộp báo cáo thường niên năm 2022.
Hòa Bình hiện cũng chưa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Ban đầu, công ty dự kiến tổ chức ngày 26/4 nhưng vừa thông báo sẽ lùi đại hội sang 27/6.
Nhịp sống thị trường