MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cả nhà mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ bàng hoàng phát hiện nguyên nhân từ 3 bữa ăn mỗi ngày: "Ăn như vậy thì 100% bị tiểu đường"

27-09-2024 - 14:43 PM | Sống

Mới đây, chuyên gia giảm cân tại Đài Loan chia sẻ câu chuyện về một gia đình lần lượt được phát hiện mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân hóa ra đến từ thói quen ăn uống: Cả 3 bữa mỗi ngày họ đều ăn xoay quanh một món.

Cả gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường vì 3 bữa mỗi ngày đều ăn 1 món

Chuyên gia giảm cân, bác sĩ người Đài Loan (Trung Quốc), Yang Zhiwen, chia sẻ về câu chuyện này trên trang Facebook của mình.

Cả nhà mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ bàng hoàng phát hiện nguyên nhân từ 3 bữa ăn mỗi ngày: "Ăn như vậy thì 100% bị tiểu đường"- Ảnh 1.

Cả gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường vì 3 bữa ăn mỗi ngày đều có 1 món. (Ảnh minh họa: Internet)

Anh nhấn mạnh, thói quen ăn uống rất quan trọng. "Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là do ăn uống. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường nghĩ rằng họ ăn uống rất lành mạnh. Nhưng vì không chú ý đến loại thực phẩm mình ăn nên dẫn đến ăn 1 món quá lâu, dinh dưỡng không cân bằng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe", chuyên gia cho hay.

BS Yang chia sẻ mình mới tiếp nhận một gia đình lần lượt mắc bệnh tiểu đường. Sau khi hỏi thăm thói quen ăn uống, chuyên gia lắc đầu khẳng định: "Ăn như vậy thì 100% bị tiểu đường".

Cụ thể, gia đình có thói quen ăn cơm chiên hoặc mì xào 3 bữa mỗi ngày. Khi ăn luôn cho thêm nhiều tương ớt, nước tương.

BS Yang cho biết, bản thân cơm rang, mì xào chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe, có thể gây bệnh đường tiêu hóa. Cho tương ớt thêm vào cơm rang, mì xào giúp món ăn thêm ngon miệng, chống ngán nhưng có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Bản thân những loại gia vị này chứa nhiều muối, đường, rất không tốt để duy trì đường huyết ổn định, nhất là dùng trong thời gian dài.

Cả nhà mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ bàng hoàng phát hiện nguyên nhân từ 3 bữa ăn mỗi ngày: "Ăn như vậy thì 100% bị tiểu đường"- Ảnh 2.

Chuyên gia cho biết thêm, ăn nhiều đường khiến bạn sẽ sớm cảm thấy đói trước khi ăn lại, lượng đường trong máu tăng cao kéo dài. Ngoài ra, lượng natri trong nước xốt còn làm tăng nguy cơ mất nước, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cũng như lượng đường trong máu tăng cao. Tất cả đều là những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh tiểu đường.

Từ câu chuyện trên của gia đình nọ, BS Yang khuyên mọi người nên ăn uống đa dạng, điều độ. Không ăn cái gì quá nhiều, nhất là những thực phẩm giàu đường, tinh bột, dầu mỡ để cải thiện hệ tiêu hóa, chống tiểu đường, cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật.

3 lời khuyên phòng ngừa bệnh tiểu đường nhà nào cũng nên ghi nhớ

Theo thời gian, con người sẽ già đi. Khỏe mạnh khi còn trẻ không có nghĩa là sẽ khỏe mạnh suốt đời. Khi tuổi tác tăng lên, tỷ lệ trao đổi chất giảm, chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu vận động sẽ khiến tình trạng kháng insulin dễ xảy ra hơn. Điều này cũng gây bất lợi cho việc điều hòa lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ dễ phát triển thành bệnh tiểu đường.

Cả nhà mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ bàng hoàng phát hiện nguyên nhân từ 3 bữa ăn mỗi ngày: "Ăn như vậy thì 100% bị tiểu đường"- Ảnh 3.

Chuyên gia chia sẻ 3 phương pháp điều chỉnh tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường xuất phát từ việc thay đổi lối sống, bao gồm:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn: Giảm lượng carbohydrate tinh chế và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất béo lành mạnh.

- Tăng cường tập thể dục: Tập thể dục có thể cải thiện độ nhạy insulin, đặc biệt là tập tạ và tập thể dục nhịp điệu.

- Điều chỉnh căng thẳng và duy trì giấc ngủ đầy đủ: Quản lý hiệu quả căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ góp phần giúp insulin hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng thuốc để giảm tình trạng kháng insulin, bạn cần được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn.

Cẩn thận với 9 triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên thế giới, làm tăng gánh nặng y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.

Cả nhà mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ bàng hoàng phát hiện nguyên nhân từ 3 bữa ăn mỗi ngày: "Ăn như vậy thì 100% bị tiểu đường"- Ảnh 4.

Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Bệnh gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe, tàn phế, thậm chí tử vong bởi thường được chẩn đoán, điều trị muộn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Đáng chú ý, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch, 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh, 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Việc nhận biết dấu hiệu để đi khám tiểu đường có vai trò quan trọng, giúp ngăn chặn kịp thời biến chứng để người bệnh tiểu đường sống khỏe. Có 9 triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường mà mọi người cần ghi nhớ:

- Khát nước.

- Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn so với bình thường.

- Ăn nhiều.

- Sút cân.

- Mệt mỏi về thể chất.

- Nếu có vết thương thì thường tồn tại lâu ngày và bị nhiễm trùng.

- Khô miệng, ngứa da.

- Nhìn mờ.

- Tê bì, mất cảm giác ở chân.

Theo Tuấn Minh

Người Lao động

Trở lên trên