Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được hưởng Quỹ Hỗ trợ đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
- 06-04-2024Chủ động đón sóng FDI
- 06-04-2024Đường dây 500 kV mạch 3 - đường Trường Sơn công nghiệp hóa thời bình - Bài 2: Lòng quyết tâm còn cao hơn núi
- 06-04-2024Thủ tướng chỉ ra 13 chữ, 3 vấn đề với quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế
Theo dự thảo, dự kiến có 6 nhóm đối tượng được xem xét hỗ trợ đầu tư bao gồm: doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao; doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển; doanh nghiệp có dự án xanh/tăng trưởng xanh trọng điểm và doanh nghiệp Việt Nam dẫn dắt, tiên phong.
Các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ đầu tư phải đáp ứng các tiêu chí về vốn đầu tư hoặc doanh thu như: doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao với doanh thu của dự án từ 20.000 tỷ đồng/năm hoặc quy mô vốn đầu tư của dự án từ 12.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp công nghệ cao đạt doanh thu từ 20.000 tỷ đồng/năm hoặc có dự án đầu tư với quy mô vốn đầu tư từ 12.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao với doanh thu của dự án từ 20.000 tỷ đồng/năm hoặc quy mô vốn đầu tư của dự án từ 12.000 tỷ đồng và doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển với quy mô vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ do đáp ứng tiêu chí vốn đầu tư thì còn phải đồng thời thỏa mãn điều kiện về giải ngân như sau: Đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hay giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải hoàn thành giải ngân tối thiểu 12.000 tỷ đồng trong thời hạn 05 năm hoặc 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp lần đầu.
Đối với các dự án đầu tư đã đăng ký vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương được cấp lần đầu hoặc điều chỉnh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thời hạn hoàn thành giải ngân thực hiện theo các văn bản đã được cấp.
Dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng cần hoàn thành giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương.
Dự thảo nêu rõ, hình thức hỗ trợ một phần cho các chi phí đã thực tế phát sinh của doanh nghiệp bao gồm: hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ chi phí nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định; hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao và hỗ trợ chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội.
Phương thức hỗ trợ là chi hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho doanh nghiệp được hỗ trợ...
Theo dự thảo, Quỹ Hỗ trợ đầu tư là quỹ tài chính nhà nước, mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Theo đó, Quỹ hoạt động theo các quy định đặc thù tại Nghị định và các quy định khác có liên quan.
Nguyên tắc hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; chịu trách nhiệm trong phạm vi hỗ trợ của mình; hỗ trợ đúng đối tượng đáp ứng điều kiện theo quy định.
Nhiệm vụ của Quỹ gồm: tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ, thực hiện chi hỗ trợ đầu tư đúng cho các đối tượng đáp ứng điều kiện và được hưởng hỗ trợ; Hỗ trợ Hội đồng xét duyệt lựa chọn tư vấn thẩm tra; và lập dự toán ngân sách, đề nghị bổ sung ngân sách (nếu cần), báo cáo quyết toán ngân sách…
Báo tin tức