MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang trao cho Nga “món quà” bất ngờ: Đẩy các nước BRICS xích lại gần nhau hơn

11-09-2023 - 13:34 PM | Tài chính quốc tế

Loạt biện pháp trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga đang tạo ra những “tác dụng phụ” trái ngược với mục tiêu ban đầu.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang trao cho Nga “món quà” bất ngờ: Đẩy các nước BRICS xích lại gần nhau hơn - Ảnh 1.

Lãnh đạo các doanh nghiệp dầu mỏ đang nhóm họp tại Hội nghị Dầu khí châu Á – Thái Bình Dương (APPEC) vừa nhóm họp tại Singapore đã chia sẻ nhận định rằng các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga đang đẩy các quốc gia BRICS xích lại gần nhau hơn.

“Nhìn vào thị trường dầu mỏ hiện nay, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tác dụng ở đây lại là giúp cho dầu Nga có giá thấp hơn”, Russell Hardy, Giám đốc điều hành của công ty kinh doanh năng lượng Vitol, cho biết.

Sau khi dầu Nga bị các nước G7 áp giá trần, dòng chảy từ năng lượng Nga vẫn lan tỏa ra thị trường toàn cầu. Các biện pháp trừng phạt nhằm vào hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Nga lại được cho là mang tới những tác dụng phụ.

“Mặt trái của các lệnh trừng phạt là tạo ra mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia BRICS. Chính điều này biến khối trở thành thế lực đối lập với phương Tây”, ông Hardy nói.

Liên minh gồm Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Nam Phi này vừa nhóm họp và chính thức gửi lời mời nhiều quốc gia khác, bao gồm siêu cường dầu mỏ Ả rập Xê út ra nhập liên minh vào năm 2024. Và đây chính là món quà với Nga. Sẽ không mất nhiều thời gian để các doanh nhân Nga tận dụng được cơ hội từ “thế lực đang nổi” BRICS này.

Trong khi đó, các nước BRICS có quan hệ khác nhau với phương Tây. Chẳng hạn như Trung Quốc, căng thẳng với Mỹ đã gia tăng nhiều năm gần đây xung quanh hàng loạt vấn đề, bao gồm thương mại và công nghệ.

Ở chiều ngược lại, Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu dầu Nga, giúp Moscow trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Ấn Độ khi chiếm khoảng 40% lượng dầu thô nhập khẩu của nước này.

“Khi mọi quốc gia đều ít nhiều không cảm thấy hài lòng lòng với các lệnh trừng phạt của phương Tây, hẳn họ sẽ nghĩ làm sao để đối trọng với G7 hoặc G20. BRICS chính là ứng viên”, Fereidun Fesharaki, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng Facts Global Energy, cho biết trong sự kiện.

Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS diễn ra vài tuần trước, nhà lãnh đạo Brazil Luiz Inácio Lula da Silva nhấn mạnh liên minh đang tiếp tục đánh giá khả năng tạo ra một đồng tiền chung. Trước đó, trong chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 4, Tổng thống Brazil được cho đã kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, ông Fesharaki nhận định việc phi đô la hóa hay chuyển hướng khỏi đồng bạc xanh vẫn là chặng đường dài.

“Chưa thể thay thế USD. Đồng bạc xanh rất mạnh. Trên thực tế, nếu bất kỳ loại tiền tệ nào được đưa ra để thay thế đồng USD thì biến động của giá dầu sẽ rất lớn. Không ai muốn điều đó cả”, ông Fesharaki nhận định.

Tham khảo: CNBC

Linh Anh

Nhịp sống Thị trường

Trở lên trên