MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cách cao tăng ứng xử khi được mời món chay có lẫn thịt chứa đựng lời khuyên tới hội công sở chuyên "vạch lá tìm sâu"

28-12-2019 - 23:38 PM | Sống

“Đời người ai mà chẳng mắc sai lầm. Đừng nên chỉ biết lý mà bỏ qua tình. Bỏ qua được một điều thì nhẹ lòng hơn được một chút" - dân công sở nhớ lấy.

Đời sống công sở mà nói giống như một bộ phim dài tập vốn lắm điều tiếng và nhiều thị phi. Có những câu chuyện đổi trắng thay đen, chỉ mới nhìn qua tưởng đen nhưng bản chất sự việc là trắng.

Là người sống trong môi trường công sở, chị em văn phòng vì thế cũng đều đặn hàng ngày trau dồi cho bản thân mình khả năng bình tĩnh, suy xét, phân tích tình huống để không phải đưa ra những nhận định chủ quan, những quyết định vội vàng, hấp tấp.

Cách cao tăng ứng xử khi được mời món chay có lẫn thịt chứa đựng lời khuyên tới hội công sở chuyên vạch lá tìm sâu - Ảnh 1.

Câu chuyện về cung cách ứng xử của vị cao tăng đến nhà gia chủ dự tiệc và phát hiện trong phần ăn của mình có thịt ít nhiều sẽ giúp chị em có thể kinh nghiệm ứng xử khi đứng trước những tình huống nhạy cảm ơn công sở. Cụ thể, câu chuyện được kể:

Một cao tăng được mời đi dự tiệc. Trên bàn bày đầy những món chay trang trí vô cùng đẹp mắt. Bỗng nhiên ông phát hiện trong đĩa lại có một miếng thịt lợn. Một đệ tử của ông cố ý lấy đũa bới miếng thịt lên, có ý để cho gia chủ trông thấy. Thấy vậy vị cao tăng mau chóng dùng đũa của mình đẩy miếng thịt khuất đi.

Lát sau, người đệ tử kia lại bới miếng thịt lợn lên. Nhưng rồi cao tăng lại thêm một lần nữa che miếng thịt lại. Bấy giờ ông mới gọi người đệ tử tới bên và nói khẽ vào tai: “Con mà còn lật nó lên một lần nữa ta sẽ ăn ngay”. Người đệ tử nghe thầy nói vậy thì không dám bới miếng thịt lên nữa.

Cách cao tăng ứng xử khi được mời món chay có lẫn thịt chứa đựng lời khuyên tới hội công sở chuyên vạch lá tìm sâu - Ảnh 2.

Tiệc xong, thầy trò cao tăng từ biệt gia chủ ra về. Trên đường về, người đệ tử trong lòng vẫn không khỏi băn khoăn, nghi hoặc nói: “Thưa thầy, vừa rồi rõ ràng là đầu bếp không biết ý, để lẫn thịt vào trong đồ chay của chúng ta? Đệ tử chẳng qua muốn gia chủ biết mà trừng phạt ông đầu bếp”.

Cao tăng từ tốn nói: “Người đầu bếp nào có tội gì, bất quá chỉ là vô ý trong lúc bận bịu cuống cuồng. Nếu chủ nhà thấy miếng thịt trong món chay ắt là sẽ nổi giận mà trừng phạt ông ấy. Người đầu bếp có thể còn bị đuổi việc. Ông ta có thể còn phải nuôi mẹ già, vợ dại con thơ, ở nhà, nay bỗng dưng mất miếng cơm hỏi sẽ ra sao? Đây có phải là điều mà con muốn thấy không?".

Người đệ tử ngơ ngác, ấp úng: “Không thưa thầy. Con không hề muốn như thế".

Cách cao tăng ứng xử khi được mời món chay có lẫn thịt chứa đựng lời khuyên tới hội công sở chuyên vạch lá tìm sâu - Ảnh 3.

Vị cao tăng lại tiếp lời: “Đời người ai mà chẳng mắc sai lầm. Đừng nên chỉ biết lý mà bỏ qua tình. Bỏ qua được một điều thì nhẹ lòng hơn được một chút".

Người đệ tử chắp hai tay trước ngực cung kính như tạ lỗi với thầy: “Con hiểu rồi thưa thầy. Đoạt lý quan trọng nhưng không thể quên người".

Việc người đầu bếp cho thịt vào món chay, về lý mà nói là không tôn trọng và có phần bất kính với cao tăng. Nhưng đâu có điều gì khẳng định việc ông ta cố tình làm như vậy. Khi bản thân phải chịu đựng thiệt thòi, hầu hết người ta đều chọn hành xử như người đệ tử nọ, tức là ăn miếng trả miếng, vạch sai lầm, nghĩ cách trừng phạt.

Cách cao tăng ứng xử khi được mời món chay có lẫn thịt chứa đựng lời khuyên tới hội công sở chuyên vạch lá tìm sâu - Ảnh 4.

Công sở cũng thế, rất nhạy cảm và nhiều thị phi ẩn chứa. Để rồi do hoàn cảnh, quan điểm sống khác nhau khiến chúng ta không thể cảm thông cũng như dung thứ cho nhau. Khi không thể đối đãi khoan dung, chúng ta lại hay soi mói vào lỗi sai và khuyết điểm của người khác. Tha thứ, bao dung mới khó chứ vạch lỗi, tìm sai lại là điều quá dễ.

Tuy dễ, nhưng nếu cứ chăm chăm nhìn vào khuyết điểm của đối phương, chúng ta chẳng thể yêu thương nhau được. Từ đó, mối quan hệ đồng nghiệp sẽ dần trở nên căng thẳng, phức tạp. Không được lòng đồng nghiệp, chị em công sở dù giỏi giang cách mấy cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình làm việc. Cho nên, tạo cho người khác một con đường cũng giống như mở thêm cho mình một người đi vậy!

Theo Louis

Helino

Trở lên trên