Đi bộ chính là cách rẻ tiền nhất chống lại tới 4 loại ung thư: Lợi gấp đôi nếu thực hiện kèm 1 việc nhỏ
Đi bộ là một trong những phương pháp tập luyện đơn giản, rẻ tiền mà đảm bảo hiệu quả, vừa giúp kéo dài tuổi thọ, lại vừa phòng chống bệnh ung thư. Tất cả chúng ta đều có thể làm và gia tăng hiệu quả gấp đôi nếu thực hiện kèm 1 việc nhỏ.
- 28-03-2022“Họa mi tóc nâu” tuổi 41 vẫn là sao hạng A "đỉnh của đỉnh”, khán giả chật kín đêm nhạc, “đại gia ngầm Vbiz” sở hữu gia tài khủng khiến bao người trầm trồ
- 26-03-20223 đại kỵ khi uống sữa khiến dinh dưỡng "bốc hơi": Vừa dễ rối loạn tiêu hóa, vừa sinh ra chất gây ung thư
- 19-03-20222 người phụ nữ của những vụ ly hôn tỷ USD rúng động thế giới đang cùng làm 1 điều: Điểm chung khiến ai nhìn vào cũng nể
Theo một nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc khảo sát và phân tích 16.732 người phụ nữ có độ tuổi trung bình là 72.
Kết quả là họ phát hiện ra rằng, những người có thói quen đi bộ có nguy cơ tử vong thấp hơn những người không có thói quen này. Đặc biệt, phương pháp vận động này còn có tác dụng phòng ung thư tốt, nhất là với 4 loại ung thư quen thuốc sau đây.
Đi bộ giảm nguy cơ mắc 4 loại ung thư quen thuộc
1. Ung thư ruột
Một nghiên cứu theo dõi lâu dài trên 70.000 người của Trường Đại học Y tế Công cộng Harvard đã phát hiện ra rằng, mọi người có thể giảm một nửa nguy cơ ung thư đại trực tràng thông qua thói quen đi bộ một giờ mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể từ bên trong để chống lại bệnh tật.
2. Ung thư vú
Một nghiên cứu tại Pháp được thực hiện với gần 4 triệu phụ nữ ở mọi độ tuổi đã cho thấy rằng, thực hiện đi bộ nhanh trong một tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể giảm 12% nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, đối với những người phụ nữ đi bộ 7 tiếng đồng hồ trong mỗi tuần sẽ khỏe mạnh hơn và giảm khoảng 14% nguy cơ mắc ung thư.
3. Ung thư tuyến tụy
Đi bộ cũng giống như các phương pháp vận động khác, giúp thúc đẩy việc tiêu thụ calo dư thừa trong cơ thể. Mà sự xuất hiện của ung thư tuyến tụy có liên quan đến lượng calo dư thừa. Do đó, thường xuyên đi bộ sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh nan y này.
Theo kết quả từ một nghiên cứu cho thấy, có thể giảm 50% nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy nếu duy trì thói quen đi bộ sau bữa ăn 10 phút.
4. Ung thư tuyến tiền liệt
Theo Đại học California nghiên cứu, trong số 1455 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt tham gia khảo sát, nếu thực hiện đi bộ nhanh trong 3 giờ mỗi ngày thì khả năng bệnh ung thư của họ tiến triển sẽ thấp hơn khoảng 57% so với những người không bao giờ đi bộ.
Điều đó cho thấy rằng, phương pháp đi bộ có thể giúp cải thiện nội tiết, điều chỉnh mức độ hormone trong cơ thể, qua đó góp phần trì hoãn sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt.
Thực hiện đi bộ + động tác này, lợi ích sức khỏe tăng gấp đôi
Đi bộ nhanh + Đánh tay 2 bên = Giảm cân
Bác sĩ người Nhật Masatsuji Kawamura đã cho rằng, chỉ với 60 phút đi bộ nhanh, chúng ta đã có thể đốt được 300 calo trong cơ thể. Do đó, phương pháp vận động này rất thích hợp với những ai đang muốn giảm cân. Đồng thời, khi đi nên thực hiện động tác đánh tay đều 2 bên để tăng hiệu quả đốt cháy calo, đồng thời giúp bạn duy trì tốc độ, cân bằng cơ thể ổn định.
Đi bộ nhanh là phương pháp rất thích hợp với những ai đang muốn giảm cân vì nó đốt cháy lượng lớn calo trong cơ thể. Ảnh: Internet
Đi bộ bước dài + Đánh tay đều = Giảm đau cổ, vai, thắt lưng
Thực hiện động tác đi bộ ở tư thế nâng cao đầu và ưỡn ngực sẽ rất tốt cho những ai có các triệu chứng đau cổ, vai và thắt lưng. Vì cách làm này sẽ thúc đẩy 13 nhóm cơ lớn của cơ thể cùng vận động. Đồng thời, khi đi nên duy trì những bước dài, đánh tay đều 2 bên sẽ góp phần tập luyện cơ cổ, thúc đẩy cơ lưng, giảm đau hiệu quả.
Đi bộ + kiễng chân = Cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch
Người bị giãn tĩnh mạch nên thực hiện thói quen đi bộ kiễng chân thường xuyên vì điều này không chỉ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, có lợi cho sức khỏe tim mạch mà còn góp phần rèn luyện cơ bắp chân và mắt cá chân. Thông qua đó, động tác này có thể tăng cường sự ổn định của khớp mắt cá và cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch.
Kiễng chân chỉ là một động tác nhỏ vô cùng đơn giản nhưng cũng có thể mang đến nhiều chuyển biến tích cực cho sức khỏe khi kết hợp cùng đi bộ, được thực hiện thường xuyên. Ảnh: Internet
Đi bộ + Mũi chân chạm đất đầu tiên = Hỗ trợ kiểm soát huyết áp
Khi thực hiện đi bộ, những người cao huyết áp nên dùng mũi chân tiếp đất, không nên hạ gót chân trước nếu không sẽ tác động lên não và gây chóng mặt. Với nhóm người bệnh cao huyết áp, cần lưu ý thời lượng vận động vừa sức, thích hợp tình trạng của cơ thể. Nên đi bộ nhẹ nhàng từ 0,5 - 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, từ 5 - 7 ngày mỗi tuần.
Đi bộ + Chạm gót chân trước = Hỗ trợ người bệnh khớp
Khi đi hãy chạm gót chân trước rồi mới để mũi chân chạm đất sẽ tốt hơn cho những người mang bệnh khớp. Đồng thời, cố gắng đẩy người về phía trước khi chân chạm đất sẽ giúp các cơ và dây chằng của lòng bàn chân và mắt cá chân được cải thiện, đồng thời cải thiện các khớp.
Đặc biệt, cần lưu ý rằng, với người cao tuổi, không nên đi bộ quá nhiều vì sẽ gây hại cho xương khớp. Hãy tập luyện và vận động vừa sức của bản thân, không nên ép cơ thể làm việc quá sức kẻo phản tác dụng. Điều này sẽ đem lại lợi ích lâu dài hơn cho mọi người.
*Theo Aboluowang, Sohu
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện
- Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư: 3 thay đổi trong lối sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu