Cảm cúm hay ớn lạnh sẽ không còn là vấn đề đáng sợ nếu biết cách bảo vệ “trái tim thứ hai” của cơ thể, ai thể trạng yếu cần đọc ngay
Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy nếu “trái tim thứ hai” của chúng ta lạnh thì cả cơ thể cũng trở nên ớn lạnh ngay lập tức. Vậy nên việc bảo vệ bộ phận này là rất quan trọng, nhất là trong thời điểm nắng mưa thất thường.
- 17-04-2020Bác sĩ chỉ cách ăn uống giúp lá gan nghỉ ngơi, hồi phục tổn thương không cần thuốc
- 17-04-2020Nhiều trẻ nhiễm COVID-19 không có biểu hiện ho hoặc sốt
- 17-04-20206 loại rau tốt lành hơn "thuốc", trị được nhiều bệnh: Ăn đều đặn mỗi ngày hiệu quả vô cùng
Khi ta còn nhỏ, cha mẹ luôn yêu cầu và bắt buộc phải mặc thật ấm mỗi khi đông về, nhất là bàn chân . Bởi theo y học Trung Quốc, lạnh xuất phát từ bàn chân nên chừng nào chân còn ấm thì toàn thân sẽ ấm. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được việc tự bảo vệ sức khỏe , nhất là các chị em yêu thích làm đẹp thường hay đi giày hở cả chân.
Quan điểm của y học Trung Quốc cho biết, ở bàn chân có 6 kinh mạch quan trọng bao gồm gan, túi mật, lá lách, dạ dày, bàng quang và kinh mạch thận. Bên cạnh đó, bàn chân chịu trách nhiệm lưu thông máu và cũng là "trái tim thứ hai" của cơ thể. Do vậy, để chân bị lạnh trong một thời gian dài sẽ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe.
Vậy lý do khiến chân của chị em luôn cảm giác bị lạnh là gì? Có thể điểm qua một vài nguyên nhân như sau:
- Do thời tiết bên ngoài: Nhiệt độ cơ thể người thường rơi vào khoảng 36 – 37 độ, nên nếu môi trường bên ngoài quá lạnh sẽ khiến tay, chân bị lạnh để duy trì nhiệt độ máu của các cơ quan như tim và não. Nhưng khi bạn di chuyển sang một nơi ấm hơn thì tay và chân cũng tự nhiên ấm lên.
- Do biến chứng của bệnh tiểu đường: Nếu lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường trở nên bất thường, nó sẽ gây nên thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở bàn chân khiến bàn tay và bàn chân trở nên lạnh.
- Do bệnh Raynaud: Đây là hội chứng co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc những tình huống căng thẳng khiến lưu lượng máu đến tay chân bị giảm. Bệnh này thường thấy ở phụ nữ nhiều hơn nên chị em cần cẩn trọng.
- Do các cục máu đông xảy ra ở vùng chân: Các cục máu đông này sẽ ngăn chặn mạch máu ở chân, từ đó ngăn máu chảy qua 2 đầu bàn chân khiến chân trở nên lạnh hơn. Bệnh này có thể cải thiện bằng cách đi bộ thường xuyên.
- Do chứng thiếu máu : Cơ thể không đủ máu sẽ khiến bàn tay và bàn chân bị lạnh thường xuyên. Ngoài ra, lòng bàn tay và môi cũng trở nên nhợt nhạt cùng các triệu chứng như mệt mỏi và chóng mặt.
Làm thế nào để cải thiện chứng lạnh chân?
1. Giữ ấm tay và chân
Khi trời trở lạnh, bạn cũng phải giữ ấm tay và chân bằng cách đi tất, đeo găng tay, mang vớ cotton dày và đi giày cao hơn mắt cá nhân. Còn nếu lạnh chân xuất phát từ bệnh, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
2. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh chính là chìa khóa đánh bay mọi bệnh tật đấy.
Hãy chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như hãy ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kén ăn hay ăn kiêng để giảm béo. Nếu bị thiếu máu, bạn nên ăn thêm nhiều hạt mè đen, gan heo cùng các thực phẩm bổ máu khác. Lưu ý thêm là cần phải hạn chế ăn thực phẩm lạnh.
3. Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục có thể thúc đẩy sự co cơ lẫn việc lưu thông máu, từ đó tăng tốc độ trao đổi chất rồi làm ấm toàn bộ cơ thể một cách tự nhiên nhất.
4. Ngâm chân bằng nước nóng
Để giảm bớt cơn lạnh chân, bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng mỗi tối trước khi ngủ. Kết hợp thêm với việc massage lòng bàn chân sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, từ đó làm giảm bớt các triệu chứng ớn lạnh hiệu quả.
Ngâm chân nước nóng mỗi đêm cũng là một cách bảo vệ sức khỏe cực tốt.
Theo Aboluowang
Báo Dân sinh