MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất

12-04-2021 - 19:00 PM | Xã hội

Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất

Các đơn vị thi công vừa hoàn thành lắp đặt xong rô-bốt đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội. Dự kiến, rô-bốt sẽ vận hành thử nghiệm khoảng 1 tuần, sau đó sẽ tiến hành thủ tục để đào chính thức đường hầm của dự án.

 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 1.

Mày đào hầm vừa lắp đặt xong và vận hành kỹ thuật trong lòng đất là rô-bốt đào hầm thứ 2 mang tên "Táo bạo".

 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 2.

Vị trí rô-bốt bắt đầu đặt mũi khoan để khoan đường hầm (được đánh dấu khoanh tròn màu đỏ) là dưới lòng ga ngầm S9 (Cầu Giấy) dự án đường sắt đô thị (metro) Nhổn - ga Hà Nội.

 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 3.

Trong khi mũi khoan hoạt động, hệ thống băng tời trong lòng (bụng) rô-bốt sẽ tự vận chuyển phế thải ra ngoài.

 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 4.

Ngoài ra, trong lòng rô-bốt còn có đường ray và 2 đường đi bộ ở cánh gà làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, nhân viên theo dõi kỹ thuât... phục vụ cho việc vận hành của máy và mũi khoan.

 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 5.
 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 6.

Do hoạt động theo nguyên lý đa năng, "cuốn chiếu" nên máy khoan đào đến đâu, các bộ phận khác của máy sẽ vận chuyển nguyên liệu, thiết bị trong đó vỏ hầm (được đúc sẵn) lăp ráp, khớp nối luôn để tạo đường hầm hoàn chỉnh.

 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 7.
 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 8.

Rô-bốt hoạt động được giám sát, điều chỉnh bằng thiết bị điều khiển từ xa.

 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 9.

Bên trong mũi khoan hầm của rô-bốt

 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 10.
Để thực hiện việc đào 4 km đường hầm dự án, lãnh đạo MRB cho biết, trong phương án thi công, nhà thầu sử dụng 2 rô-bốt đào hầm tự động. 2 máy này hiện đã có mặt ở dự án và đang thực hiện các công việc theo tiến độ. Theo các thông số kỹ thuật tại hiện trường dự án, mỗi rô-bốt có chiều dài toàn bộ khoảng 90m, công suất vận hành mỗi ngày đào được 10-12m/1 đường hầm.
 Cận cảnh rô-bốt đào hầm metro vận hành trong lòng đất  - Ảnh 11.

Bên trong thân rô-bốt có đường kính rộng từ 7 đến 17 mét, bên trong có các không gian, ống dẫn chứa thiết bị máy móc điều khiển và công nhân trực vận hành. Khi khoan trong lòng đất ở độ sâu từ 20 đến 30 mét của dự án, máy có thiết kế cân bằng áp lực đất (EPB), việc này giúp địa chất xung quanh khu vực khoan không bị chấn động mạnh, ngăn chặn lún nứt nhà dân. Máy có các bộ phận vận hành cơ bản như: Đầu cắt, khiên trước, khiên giữa, khiên đuôi, dẫn động chính, vít tải, hệ lắp dựng vỏ hầm, buồng điều áp và các hệ phụ trợ khác. Riêng máy khoan (mũi đào hầm) có đương kính đầu máy dàu 6.58m.


Dự án metro Nhổn – ga Hà Nội (tuyến đường sắt đô thị số 3), dài 12,5 km có tiến độ khai thác thương mại trước đoạn trên cao dài 8.5 km vào cuối năm 2021, bắt đầu từ Nhổn đến ga S8 - Đại học Giao thông vận tải; 4 km đoạn đi ngầm có tiến độ khai thác thương mại vào cuối năm 2022.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) - chủ đầu tư vừa cho biết, rô-bốt đào hầm thứ hai với tên gọi "Táo bạo" đã chính thức hoàn thành công tác lắp đặt và bắt đầu bước vào giai đoạn thí nghiệm nghiệm thu tại công trường. Thí nghiệm nghiệm thu tại công trường (SAT) là quá trình thí nghiệm kiểm tra toàn bộ chức năng của thiết bị sau khi lắp đặt và tích hợp với hệ thống phụ trợ. Mục đích chính của SAT là đánh giá tổng thể thiết bị sau quá trình lắp ráp bằng cách xác minh rằng nó có hoàn thiện và hoạt động theo các thông số kỹ thuật của thiết kế.


Theo Trọng Đảng

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên