Cần ít nhất 3 tỷ để an hưởng tuổi già, số người ở độ tuổi gần thất thập ở một đất nước châu Á tìm kiếm việc làm tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua
Nhiều người ở độ tuổi 70-80 mong muốn có tài chính ổn định và lối sống bận rộn sau khi về hưu.
- 04-01-2024Tỷ lệ "đổ nợ" ở Mỹ tăng 18% vào năm ngoái nhưng đó chưa phải điều tồi tệ nhất
- 04-01-2024Trung Quốc phản đối Mỹ 'phong tỏa công nghệ' giữa cuộc chiến bán dẫn
- 04-01-2024Tác động từ biên bản cuộc họp tháng 12 của FED lan sang thị trường châu Á: Chứng khoán Nhật Bản giảm sâu nhất trước biến cố dồn dập
Số người từ 65 tuổi trở lên tìm việc ở Nhật Bản đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua, theo dữ liệu của trung tâm việc làm chính phủ. Điều này đang tạo ra thách thức trong việc tìm việc làm phù hợp cho họ trong bối cảnh lực lượng lao động đang ngày càng thu hẹp.
Trung tâm việc làm Hello Work ở quận Ikebukuro của Tokyo có quầy dành riêng cho người cao tuổi. Một số cần công việc để tăng thêm thu nhập, nhưng những người khác chỉ muốn tiếp tục được bận rộn chân tay.
Hơn 100 người tìm việc đến quầy hàng ngày để được tư vấn việc làm. Một đại diện của trung tâm cho biết: “Chúng tôi tiếp đón rất nhiều người ở độ tuổi 70-80.
Hiện nay, nhiều người tìm việc đã qua tuổi nghỉ hưu theo quy định. So sánh số người tìm việc từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2023 với 10 năm trước đó, những người từ 25 đến 29 tuổi giảm đi 100.000, xuống còn 196.000. Trong khi đó, những người từ 65 tuổi trở lên tăng thêm 140.000 lên 256.000.
Tỷ lệ người tìm việc từ 65 tuổi trở lên là 13%, tăng mạnh so với mức 5% của 10 năm trước. Nếu tính cả những người từ 55 tuổi trở lên thì nhóm này chiếm 1/3 tổng số người tìm việc.
Ngoài những thay đổi về nhân khẩu học do dân số già ở Nhật Bản, luật lao động của nước này cũng đang có hiệu lực.
Các công ty được yêu cầu tuyển dụng lao động đến 65 tuổi, nhưng đối với những người từ 65 đến 70 tuổi, các công ty chỉ được khuyến khích cung cấp việc làm.
Một số người lớn tuổi muốn tiếp tục làm việc phải tìm kiếm công việc ở một ngành khác.
Tỷ lệ người lớn tuổi ở Nhật tìm được việc làm có xu hướng thấp hơn. Trong dữ liệu mới nhất từ tháng 11, tỷ lệ chung là 27%, trong khi ở những người từ 65 tuổi trở lên là 21%.
Đại diện của Hello Work Ikebukuro cho biết: “Công việc văn thư rất phổ biến ở người cao tuổi, nhưng các vị trí cần tuyển thường là dành cho những công việc như giám sát chung cư và dọn dẹp”.
Một số công ty trong các ngành thường xuyên thiếu lao động đang nỗ lực tuyển dụng nhiều người cao tuổi hơn.
Cơ quan nhân sự Staff Service Holdings chia công việc chăm sóc điều dưỡng thành 48 nhiệm vụ, như giúp người ra khỏi giường, cho ăn, tắm rửa và dọn dẹp. Việc này nhằm mục đích mở rộng cơ hội cho những người không có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều dưỡng. Số lượng người cao tuổi làm việc trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng thông qua các dịch vụ của công ty đã tăng gấp ba lần trong 4 năm.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, vào năm 2022, 52% dân số Nhật Bản từ 65 đến 69 tuổi tham gia thị trường lao động, mức cao nhất trong số 37 quốc gia có tổng hợp dữ liệu. Tỷ lệ này ở Mỹ là 33%, Anh là 26% và Đức là 20%.
Trong số những người từ 70 đến 74 tuổi vẫn trong thị trường lao động, tỷ lệ ở Nhật Bản là 34%, chỉ đứng sau Hàn Quốc với 41%.
Chỉ mỗi lương hưu là khó đáp ứng đủ cuộc sống cho những người cao tuổi. Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản ước tính vào năm 2019 rằng một khoản tiết kiệm 20 triệu yên (hơn 3 tỷ VND) là cần thiết cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu, mặc dù một số người cho rằng con số này là không đủ.
Tham khảo: Nikkei
Nhịp Sống Thị Trường