Càn Long đế chơi Trung thu: Quy định nghỉ lễ 3 ngày, mở tiệc lớn có 30.000 xe cống phẩm và còn hơn thế nữa
Ăn Tết Trung thu một mình có ý nghĩa gì? Hoàng đế Càn Long muốn chơi lớn, ông muốn mọi người khắp thiên hạ cùng đón Tết Trung thu với mình.
- 29-09-2023Ngân hàng bị tòa án gửi giấy triệu tập vì khoản nợ 300 triệu "bất thường" của 1 người đàn ông: Kháng cáo bất thành, phải nộp phạt gần 17 triệu đồng
- 28-09-2023Cho hàng xóm mượn vườn trồng rau, sau 3 năm “đòi lại” thì vườn có “chủ mới”: Cảnh sát vào cuộc điều tra, kẻ tham lam nhận bài học nhớ đời
- 26-09-202325kg vàng bỗng “hóa thành đá” sau 1 chuyến bay, thương gia lập tức báo cảnh sát: 5 nhân viên sân bay bị điều tra, 2 người bị bắt giữ
"Đêm sáng nhất trong năm, người cách nghìn dặm một lòng ngắm trăng".
Tết Trung thu hàng năm lại đến. Nhưng có ai từng thắc mắc người thời xưa đón dịp lễ này như thế nào không, đặc biệt là trong cung đình nguy nga?
Vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, những người yêu nghệ thuật như Lý Bạch, Đỗ Phủ và Vương Duy cùng tụ họp uống rượu và làm thơ dưới ánh trăng sáng của Tết Trung thu.
Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh đã biến ngày lễ này trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
1. Nghỉ lễ lớn
Ăn Tết Trung thu một mình có ý nghĩa gì? Hoàng đế Càn Long muốn chơi lớn, ông muốn mọi người khắp thiên hạ cùng đón Tết Trung thu với mình.
Sinh nhật của Hoàng đế Càn Long (Lễ Vạn thọ) là vào ngày 13 tháng 8 Âm lịch, cũng gần đến ngày Tết Trung thu 15 tháng 8. Càn Long đã tuyên bố kết hợp Lễ Vạn thọ và Tết Trung thu làm một, thành kỳ nghỉ ba ngày.
Thời nhà Thanh không có ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ theo luật định, có thể nói quanh năm không có ngày nghỉ. Qua đó có thể thấy sự chú trọng của Hoàng đế Càn Long dành cho Tết Trung thu hàng năm.
2. Tế trăng
Khi tổ chức Tết Trung thu, việc đầu tiên Hoàng đế Càn Long làm phải là bái tế trăng sáng.
Vào ngày 15 tháng 8 năm 1763, Hoàng đế Càn Long đã đón Tết Trung thu tại Tị Thử Sơn Trang Thừa Đức (khu vực nghỉ mát tránh nóng của hoàng thất). Vào ngày này, Càn Long đã tổ chức đại lễ tế trăng, dâng hương và hành lễ trong sơn trang. Các lễ vật tế lễ được chất thành một ngọn núi nhỏ với 28 loại khác nhau. Trong số đó có loại bánh Trung thu nhỏ tên là "Tự lai hồng". Đây là một món điểm tâm truyền thống ở Bắc Kinh có nhân đường và các loại hạt, lớp vỏ ngoài có một vòng tròn màu đỏ.
Sau lễ tế trăng, Hoàng đế Càn Long ban thưởng cống phẩm cho hoàng hậu, phi tần và các hoàng tử.
3. Ăn đại tiệc
Hàng năm vào dịp Trung thu, Tị Thử Sơn Trang lại nhộn nhịp hẳn lên. Các hoàng tử, quan đại thần và quan viên từ khắp nơi trên cả nước lần lượt đến đây để chúc mừng sinh nhật Hoàng đế và đón Tết Trung thu cùng hoàng thất.
Tết Trung thu năm 1780 trùng với dịp sinh nhật lần thứ 70 của Hoàng đế Càn Long, quy mô của buổi lễ càng hoành tráng hơn, có tới 30.000 xe cống phẩm từ nhiều nơi đến. Hoàng đế Càn Long tổ chức đại tiệc tại Tị Thử Sơn Trang, quan khách đến ăn uống vui vẻ và hài lòng trở về.
4. Xem kịch hay
Ăn uống xong, Hoàng đế và các quan đại thần cùng nhau xem kịch.
Trong Tị Thử Sơn Trang dựng một sân khấu lớn, một vở kịch được chọn để biểu diễn thật chỉn chu trước Hoàng đế, dàn hậu cung và quan viên trong triều. Vở kịch này phải có quy mô lớn, ý nghĩa tích cực vì Trung thu là ngày nên vui vẻ, đoàn viên. Không khí xem kịch trong ngày này thậm chí còn náo nhiệt hơn cả Tết Nguyên đán.
5. Làm thơ
Là người mê thơ ca, Hoàng đế Càn Long không bao giờ bỏ lỡ cơ hội ngâm thơ và sáng tác.
Vào dịp Trung thu, nhiều học sĩ của Hàn lâm viện đến đồng hành làm thơ cùng Hoàng đế Càn Long. Hoàng đế và học sĩ cùng uống rượu và làm thơ dưới ánh trăng trong Tị Thử Sơn Trang, bàn luận những vẻ đẹp trong cuộc sống.
Theo thống kê, Hoàng đế Càn Long đã trải qua 48 dịp Tết Trung thu tại Tị Thử Sơn Trang trong suốt 60 năm trị vì và đã viết hơn 100 bài thơ ca ngợi Trung thu. Theo sử sách ghi lại, Càn Long chính là vị Hoàng đế viết nhiều bài thơ Trung thu nhất trong tất cả các triều đại Trung Quốc.
Làm thơ một mình cô đơn biết bao! Hoàng đế Càn Long còn yêu cầu các học sĩ cùng nhau làm thơ và tự viết thơ. Vào Tết Trung thu năm 1746, Càn Long lệnh cho các học sĩ mỗi dịp Trung thu hàng năm đều phải sáng tác thơ về ngày lễ này. Các học sĩ đương nhiên không dám lơ là, vắt óc hoàn thành nhiệm vụ được Hoàng đế giao phó. Đến năm 1760, Hoàng đế Càn Long và các học sĩ đã hoàn thành 10 tập thơ Trung thu, bao gồm hơn 60 bài thơ, 10 bức tranh, và tất cả đều được đóng thành cuộn để lưu trữ.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ số