MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần tiếp tục có những chính sách đúng và trúng để phục hồi kinh tế

Cần tiếp tục có những chính sách đúng và trúng để phục hồi kinh tế

Dịch COVID-19 vẫn đang đặt ra những thách thức và khó khăn chưa từng có tiền lệ đối với toàn bộ nền kinh tế.

Gần 90% doanh nghiệp chịu tác động bởi đại dịch COVID-19. Trên 100.000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường. Ước tính, 1/3 lao động cả nước phải dừng/nghỉ việc. Trong 1 năm qua, ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ đã có những bước đi kiên quyết và đúng đắn, kiềm chế sự lây lan dịch bệnh và duy trì đà tăng trưởng dương. Đó là thành quả rất đáng tự hào. Tuy nhiên, để chiến thắng dịch bệnh trên cả hai mặt trận y tế và kinh tế, bên cạnh việc hạn chế dịch bệnh, cần tiếp tục có những chính sách đúng và trúng để chính doanh nghiệp, từng tế bào của nền kinh tế tăng cường sức đề kháng, phục hồi kinh tế nhanh chóng.

Cần tiếp tục có những chính sách đúng và trúng để phục hồi kinh tế - Ảnh 1.

Theo báo cáo điều tra doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và Ngân hàng Thế giới, 4 gói hỗ trợ từ hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ gồm chính sách tiền tệ, cơ cấu lại nợ, lãi suất, hỗ trợ tín dụng; Hỗ trợ an sinh xã hội; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; và cuối cùng là hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động.

Miễn giảm thế hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Dịch COVID-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm nay, nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí đã được ban hành với mức miễn, giảm từ 30% đến 100%, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cần tiếp tục có những chính sách đúng và trúng để phục hồi kinh tế - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Nikkei

Đầu tư và phát triển sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp này sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Theo đại diện doanh nghiệp, đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, thời gian dài, sản xuất chỉ đem lại lợi nhuận khi các ứng dụng khoa học thành công. Do vậy, ưu đãi này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt phần nào áp lực về tài chính.

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Công nghệ Nhật Hải, cho biết: "Chúng tôi đón mừng thông tư 03 của Bộ tài chính. Thông tư này đã rõ ràng hơn để cho các doanh nghiệp đầu tư về khoa học công nghệ quyết toán các khoản thuế TNDN được miễn. Thông tư cũng tạo ra cho chúng tôi động lực để chúng tôi đầu tư thêm vào lĩnh vực khoa học công nghệ để phát triển ra những sản phẩm mới"

Báo cáo của Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm sẽ tiếp tục rà soát, giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh với số tiền phí, lệ phí ước giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Theo đánh giá, những chính sách ưu đãi thuế sẽ là đòn bẩy để để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ổn định sản xuất và phát triển trong giai đoạn này.

Cần tiếp tục có những chính sách đúng và trúng để phục hồi kinh tế - Ảnh 3.

Ông Jacques Morisser, chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định: "Các doanh nghiệp đang đối mặt với đảm bảo dòng tiền và các khoản lỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, khách sạn... Các chính sách về thuế, phí nên giảm gánh nặng cho họ. Bên cạnh đó, nên tập trung đầu tiên vào khả năng thanh khoản, tiếp đến là khả năng thanh toán (tồn tại hay phá sản) của các doanh nghiệp. Ổn định và phát triển kinh doanh sau dịch bệnh mới là đích đến".

Nếu gia đoạn đầu của dịch bệnh, những chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ được coi như MÁY TRỢ THỞ cho doanh nghiệp, nền kinh tế.. đến giai đoạn này, chúng ta cần gấp rút có VACCINE cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là những chính sách đúng, trúng để doanh nghiệp có đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài, tăng cường tiềm lực để phục hồi kinh tế nhanh chóng, không để rơi vào tình trạng suy thoái.

Theo VTV

VTV.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên