Cảnh giác với chiêu trò đổi tiền mới trên mạng xã hội
Theo Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hồ Chí Minh), lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang tăng cao, đối tượng lừa đảo sử dụng các thủ đoạn tinh vi để dẫn dụ nạn nhân đổi tiền trực tuyến, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác để tránh sập bẫy các đối tượng này.
- 02-02-2024Trung Quốc âm thầm cạnh tranh với Neuralink của tỉ phú Elon Musk
- 02-02-2024TikTok cam kết chi hơn 2 tỷ USD để bảo vệ 170 triệu người dùng Mỹ
- 01-02-2024Đào sâu 300m phát hiện 'đá lạ' nặng 12 tấn, chuyên gia xác nhận siêu kho báu, phải dùng siêu công nghệ mới đào lên được
Chỉ cần gõ cụm từ “dịch vụ đổi tiền lẻ” trên mạng xã hội sẽ cho ra một loạt những hội nhóm với những lời mời chào hấp dẫn. Có những hội nhóm lên tới cả chục ngàn thành viên tham gia. Theo quảng cáo, khách hàng muốn loại tiền mới nào cũng có, đủ tờ, nguyên serie, nguyên cọc, giao hàng nhanh, chi phí rẻ… Thậm chí, có thể chọn tiền số đẹp để làm quà tặng sinh nhật, lì xì người yêu dịp Tết.
Đại diện Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, những dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới trên mạng mang tính rủi ro rất cao. Bởi, các đối tượng có thể lợi dụng nhu cầu của người dân đang cần đổi tiền mới nên có thể sử dụng tiền bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc hay thậm chí là tiền giả để lừa người dân. Vì vậy, người dân cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng tránh bị thiệt hại; việc giao dịch, trao đổi tiền cần thực hiện tại các điểm an toàn như tại ngân hàng.
Theo Thông tư 25/2013/TT-NHNN (quy định về hoạt động thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông) của Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ: chỉ có những tổ chức được Nhà nước cho phép mới được hoạt động đổi tiền, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc nhà nước. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp. Bất kỳ hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để thu lời đều là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt.
Đặc biệt, việc thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt lên đến 40.000.000 đồng theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức có hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt gấp 2 lần, từ 40.000.000 đồng đến 80.000.0000 đồng.
Báo tin tức