Cao tốc - cú hích mới cho kinh tế Khánh Hòa
Việc đưa vào khai thác các tuyến cao tốc sẽ kéo gần Khánh Hòa với đầu tàu kinh tế TP.HCM, tạo động lực cho kinh tế tỉnh này phát triển. Đồng thời, thu hút đầu tư mạnh mẽ vào Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên nói chung.
- 22-06-2023Thủ tướng ra công điện 'thúc' địa phương gỡ khó trong cung ứng vật liệu làm cao tốc
- 21-06-2023Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước: Chính thức gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
- 21-06-2023Chính thức trình Chính phủ nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô trong nước
Kéo gần Khánh Hòa với đầu tàu kinh tế TP.HCM
Dự án thành phần đoạn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã chính thức được khánh thành, với sự tham dự và cắt băng khánh thành của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Cùng với cao tốc Nha Trang - Cam Lâm còn có cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (dài hơn 100 km), cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (khoảng 99 km) đã đưa vào vận hành, từ đó, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. HCM đến các trung tâm du lịch và mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung Bộ.
Theo đánh giá của Bộ GTVT, các cao tốc sẽ góp phần kết nối các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gần hơn, nhanh hơn với TP. HCM và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đồng thời, tạo điều kiện mở rộng không gian phát triển, mở rộng hoạt động kinh tế, liên kết vùng; đồng thời giảm tải cho QL 1A, nâng cao năng lực vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.
Theo ông Phạm Minh Nhựt, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, việc thông xe tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây đã rút ngắn thời gian từ Nha Trang đi TP. HCM và ngược lại còn khoảng 5 giờ.
Thời gian qua, xu hướng du lịch của người dân đã có nhiều thay đổi, trong đó xu hướng du lịch nhóm nhỏ, tự túc di chuyển bằng phương tiện cá nhân đang được nhiều người lựa chọn.
Do đó, việc rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh Nam Trung Bộ với TP, HCM đã tạo lực hút cho ngành du lịch. Tại Khánh Hòa, ngay trong đầu mùa hè và trong Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023, địa phương đã đón hơn 600.000 lượt khách thu về khoảng 550 tỷ đồng.
Từ đó, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa kỳ vọng, việc khai thác các tuyến cao tốc sẽ là đòn bẩy để khai thác hết tiềm năng thế mạnh của Khánh Hòa, ngoài du lịch, có thể kể đến cảng biển và khu, cụm công nghiệp...
"Đánh thức" cả khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
Mới đây, dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 117,5km, tổng mức đầu tư hơn 21.000 tỷ đồng cũng đã được khởi công.
Dự án có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh thức và phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, thế mạnh của hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk. Bên cạnh đó, dự án còn "đánh thức" cả khu vực, vì đây là tuyến đường "kết nối rừng với biển", nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối hành lang vận tải Đông - Tây...
Trước đó, đầu năm 2023, Bộ GTVT đã tổ chức lễ khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và phát động tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công.
Tại Khánh Hòa, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vân Phong - Nha Trang do Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư cũng được khởi công.
Dự án có tổng chiều dài khoảng 83,35 km, điểm đầu kết nối đường dẫn cửa phía Nam hầm Cổ Mã (thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa); điểm cuối kết nối điểm đầu dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (thuộc địa phận huyện Diên Khánh). Tổng mức đầu tư khoảng 11,808 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư bằng ngân sách Nhà nước.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, cùng với các dự án thành phần còn lại đang được tiếp tục khẩn trương triển khai, sau khi hoàn thành, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ kết nối hoàn chỉnh hệ thống các trung tâm kinh tế xã hội, trung tâm tài chính, du lịch, khu kinh tế, công nghiệp, đầu mối cảng biển, hàng không... của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh thành địa phương ven biển dọc theo trục Bắc – Nam của đất nước.
"Trong thời gian tới, tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột được tiếp tục hoàn thành đưa vào khai thác sẽ tiếp tục kết hợp đồng bộ với trục kinh tế Đông – Tây", ông Tuân cho hay.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, mạng lưới đường bộ cao tốc qua địa phương được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh và các khu vực lân cận, tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Qua đó, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của Khánh Hòa nhằm thu hút nhiều dự án đầu tư lớn vào 3 vùng động lực kinh tế của tỉnh là Khu kinh tế Vân Phong, TP. Nha Trang và khu vực vịnh Cam Ranh nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 55 của Quốc hội và các chương trình hành động của của Quốc hội và của Chính phủ… giúp Khánh Hòa đến năm 2030 xứng tầm, xứng đáng trở thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhà đầu tư