Cắt giảm chi tiêu tối đa, cả 2 vợ chồng chỉ xài 3,2 triệu đồng tiền ăn/tháng: Sau 1 năm tôi để ra hơn 500 triệu đồng
Sau 1 năm cắt giảm chi tiêu một cách tối đa, cặp đôi này đã có được số tiền tiết kiệm mà phải dành dụm 25 năm mới có thể sở hữu
- 09-05-2023Loại quả được ví như kim cương xanh có thể ‘cải lão hoàn đồng’: Sinh lợi bất bất chấp mọi loại nông sản, ở Việt Nam giá hơn nửa triệu đồng/kg
- 06-05-2023Bỏ phố về quê, những người trẻ ở quốc gia này đang làm "con cái toàn thời gian" để đổi lấy chỗ ăn ở miễn phí trong chính căn nhà của mình
- 06-05-202327 tuổi can đảm bỏ công việc lương hơn 100 triệu đồng/tháng về quê làm công chức: Lương cao ai cũng biết nhưng áp lực chẳng ai hay
1 năm cắt giảm chi tiêu tiết kiệm được khoản tiền bằng 25 năm
Michelle McGagh là một nhà báo có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực tài chính. Nhiều người nghĩ rằng cô sẽ giỏi trong việc quản lý tiền bạc nhưng thực tế không phải như vậy. Điều này cô đã thừa nhận trong một bài viết trên tờ Telegraph. “Thật không công bằng khi tôi có thể khuyên người khác làm gì để tiết kiệm nhưng lại gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc của chính bản thân mình”, Michelle nói.
Sau khi nhận thấy đã tiêu hàng nghìn USD vào những thứ không cần thiết như cà phê, quần áo, gọi đồ mang về… cô đã quyết định thực hiện thử thách cắt giảm chi tiêu tối đa trong vòng 1 năm.
Cắt giảm nhưng không có nghĩa là Michelle không tiêu đến tiền. Cô đưa ra một danh sách những khoản bắt buộc phải thanh toán như: bảo hiểm, thanh toán thế chấp của ngân hàng, các dịch vụ điện nước, tiền điện thoại. Cô vẫn cho phép mình tiêu dùng những đồ cơ bản như kem đánh răng, dầu gội…
Về tiền ăn, cô và chồng đã đồng ý chỉ tiêu 35 USD/tuần (khoảng 800.000 đồng), tương ứng với 140 USD/tháng (khoảng 3,2 triệu đồng)
Để tiết kiệm, cô đã cắt bỏ toàn bộ các khoản chi cho những thứ xa xỉ như: đi xem phim, ăn ngoài hàng, đặt đồ mang về, mua quần áo mới hay mua thẻ phòng tập gym. Thậm chí cô cũng bỏ những món ăn yêu thích ra khỏi danh sách chi tiêu của mình.
Việc tiết kiệm này cũng đồng nghĩa, thay vì di chuyển bằng phương tiện cá nhân, McGagh sử dụng xe bus và tàu điện ngầm. Thậm chí, với những nơi không tiện di chuyển bằng phương tiện công cộng, cô sẽ đạp xe đến.
Mọi hoạt động giải trí trước đây đều được thay thế bằng những buổi picnic trong công viên, ở lều và xem các triển lãm miễn phí.
Chồng cô tỏ ra khá lo lắng về mức độ khắc nghiệt của thử thách này. Song McGagh vẫn rất lạc quan. Bởi nhờ việc cắt giảm chi tiêu, cô bắt đầu chi trả được nhiều hơn khoản thế chấp cần phải thanh toán.
Tuy nhiên, McGagh chia sẻ sẻ rằng cô thực sự nhớ cuộc sống trước kia: các cuộc tụ họp bạn bè hay những phút giây thoải mái thả mình trong rạp phim. Thêm vào đó, cơ thể cô cũng gần như khác hẳn trước kia. Bởi làn da và mái tóc chẳng mấy khi được chăm sóc cẩn thận.
Đặc biệt, trong những dịp bạn bè mời đến nhà ăn tối, McGagh cảm thấy hơi ngại ngùng vì thường đi tay không. Tuy nhiên cô sẵn sàng chọn tự rửa hết đống bát đĩa sau khi kết thúc thay cho lời cảm ơn.
Duy trì lối sống tiết kiệm, sau một năm cô đã để ra khoảng 23.000 USD (539 triệu đồng). Con số mà cô nghĩ rằng phải mất đến 25 năm tiết kiệm mới có được.
Bài học lớn từ cuộc sống tiết kiệm
McGagh cho biết để tập thói quen cắt giảm chi tiêu không phải là điều dễ dàng, đặc biệt trong những tháng đầu tiên. Cái khó nằm ở việc cô vẫn phải cố gắng giữ cuộc sống như cũ nhưng với một khoản tiền ít hơn. Đôi khi, cô muốn quên hết tất cả các kế hoạch và thả phanh trong những cuộc mua sắm.
Tuy nhiên, sau tất cả, cô hiểu ra rằng chúng ta không cần phải mở ví mỗi khi muốn mua sự vui vẻ. Mặc dù, tiết kiệm tiền là mục tiêu hàng đầu. Song McGagh học được rằng việc tiêu tiền không phải lúc nào cũng đem lại hạnh phúc.
Khi phải đối mặt với việc mua sắm, bạn cần tự hỏi liệu món đồ có phải là nhu cầu thiết yếu hay chỉ là mong muốn nhất thời. Bạn có thể dễ dàng đưa ra lý do cần mua một món đồ nào nó. Song điều quan trọng bạn cần làm là phải phân tích để thấy được tính nghiệm trọng của vấn đề tiêu tiền. Đặc biệt, nếu như bạn đang có một món nợ ngân hàng như McGagh. Nếu xác định được lý do tại sao lại mua đồ hoặc làm chủ hành vi của mình, bạn có thể dừng trước khi quẹt thẻ.
Để có thể thay đổi kế hoạch chi tiêu theo hướng tiết kiệm hơn, McGagh cho biết bạn cần có một mục tiêu cụ thể. Khi đã xác định được lợi ích lâu dài, bạn sẽ dám bỏ qua những lợi ích trước mắt. Như người phụ nữ này, cô chọn mục tiêu là dồn tiền để có thể thanh toán sớm nhất khoản nợ ngân hàng.
Vốn là một người thích tiệc tùng, khi lựa chọn cuộc sống tiết kiệm, McGagh dần thích nghi với những hình thức giải trí không tốn kém. Cô khẳng định rằng chúng ta cần phải đón nhận những điều mới mẻ.
Theo Esquire
Nhịp sống thị trường