MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu chuyện khởi nghiệp và thành công

30-09-2016 - 10:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Bên cạnh ý tưởng sáng tạo trong kinh doanh, để thành công, các doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp cần sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.

Trung bình hàng tháng trong năm 2016 có hơn 5.000 doanh nghiệp được mở mới, đa phần trong số đó là doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp. Đây là các doanh nghiệp có nhiều ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo sẽ hứa hẹn là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam.

Để thành công, các doanh nghiệp Siêu nhỏ và Khởi nghiệp cần có chiến lược kinh doanh bài bản, cân đối các nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, kênh phân phối… và đặc biệt là giải quyết tốt bài toán vốn kinh doanh.

Những khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp

Những năm qua, doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp đang có những bước đi tự tin và thành công, tiêu biểu như hiện tượng Flappy bird hay Cốc cốc… Tuy nhiên, doanh nghiệp thành công chiếm tỷ lệ hạn chế. Với quy mô siêu nhỏ hoặc bắt đầu khởi nghiệp, doanh nghiệp phải vượt qua hàng loạt khó khăn như thiếu vốn kinh doanh, không đủ nhân lực, sản phẩm không phù hợp, rủi ro pháp lý… Theo kết quả khảo sát khó khăn chính với 100 doanh nghiệp cho số liệu như sau:

Các số liệu đã chỉ ra, khó khăn chính là vấn đề vốn. Câu chuyện tiền vốn luôn thường trực và cần giải quyết như: Tiền thuê nhà, mua máy móc, lương nhân viên, làm nhận diện thương hiệu… Do đó, phương án vốn tài chính tốt là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Tối ưu kênh sử dụng vốn ngân hàng

Ngoài nguồn vốn tiết kiệm hay huy động từ người thân, doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp đã và đang sử dụng các nguồn vốn sau: Vay từ tổ chức tín dụng, vay nóng trên thị trường với lãi suất cao, Quỹ đầu tư khởi nghiệp (Rất ít doanh nghiệp có thể nhận được nguồn vốn này).

Theo ước tính về chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng trung bình là 9,5 %/năm, vay nóng thị trường là 80%/năm. Nhưng vốn vay nóng được nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp sử dụng nhiều, vay nóng với lãi suất “cắt cổ” đã làm doanh nghiệp đã khó lại còn khó hơn và dẫn tới nguy cơ vỡ nợ cao.

Tại sao tâm kênh vốn ngân hàng chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp? Theo ý kiến chuyên gia, nguyên nhân chính là doanh nghiệp thiếu thông tin về giao dịch ngân hàng từ bước đơn giản như mở tài khoản hay chuyển tiền, cho tới các bước tiếp cận thông tin ưu đãi tiền vay.

Doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp thường sử dụng các đơn vị tư vấn: Thành lập doanh nghiệp, làm tài khoản ngân hàng, thủ tục thuế… để đơn giản hóa khâu chuẩn bị giấy tờ. Sử dụng dịch vụ tư vấn “vô tình” làm doanh nghiệp “ngại” giao dịch hoặc làm các giấy tờ phát sinh.

Thời gian gần đây cùng với sự phát triển mạnh của loại hình doanh nghiệp này, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang gia tăng tiện ích và thuận tiện nhằm thu hút khách hàng nhiều tiềm năng. Có nhiều ngân hàng chủ động tích cực đưa ra nhiều tiện ích, đơn giản hóa quy trình, ưu đãi mở tài khoản hay vay vốn linh hoạt về thời hạn, phương án trả nợ điển hình như ngân hàng BIDV ưu đãi lãi suất vay vốn chỉ từ 6,5% /năm đối với gói “khởi nghiệp thành công” hoặc chỉ từ 6,8%/năm đối với gói “đồng hành cùng doanh nghiệp siêu nhỏ” thời hạn chương trình kéo dài đến hết tháng 12/2016.

Nguồn vốn ngân hàng ngày càng dễ tiếp cận hơn, tạo điều kiện cho doanh nghệp tiếp cận sử dụng nguồn vốn có lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ hợp lý. Với ý tưởng sáng tạo và mới mẻ trong kinh doanh, các doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp cần có các kế hoạch tài chính vững chắc để khởi nghiệp thành công, từ đó từng bước lớn mạnh và đóng góp vào thành công của cộng đồng doanh nghiệp, khởi nghiệp Việt Nam.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên