Hãy 'ăn chậm' bởi vì...
"Chúng ta không phải những kẻ phàm ăn".
- 08-03-2014Bán kem cũng đâu hề đơn giản
- 19-02-2014Chuyện ông James đi bán hoa
- 26-02-2014Cô gái gốc Việt Michelle Phan trở thành người nổi tiếng thứ hai trên Youtube như thế nào?
- 12-02-2014Bán lược cho sư, bán rượu cho Ấn Độ
Nội dung nổi bật:
- Năm 1989, phong trào "ăn chậm" Slow Food ra đời tại Ý, đối trọng với thực phẩm ăn nhanh, ăn vội, vừa hại sức khỏe vừa hại môi trường.
- Thách thức: Slow Food ban đầu chỉ bảo vệ và hỗ trợ nhà nông và nhà sản xuất thủ công nhỏ lẻ nên không thể lan rộng hơn.
- Giải pháp: Bắt tay với đối tác mang tầm quốc tế, nhưng không quên "cái gốc" của mình.
- Kết quả: Từ một phong trào trong nước, Slow Food lan tỏa khắp thế giới.
Bài cùng series: Bán lược cho sư, bán rượu cho Ấn Độ Tóm lại là lằng nhằng, và rút cục là hỏng |
Nhằm mục đích bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe, năm 1989, phong trào Slow Food ("Ẩm thực khoan thai") tại Ý ra đời, đối trọng với những sản phẩm fast-food "gấp, vội" của các hãng KFC, Burger King... Đây còn là hiệp hội hỗ trợ thành viên phi lợi nhuận.
Carlo Petrini, nhà sáng lập tổ chức, nói rằng: "Chúng ta không phải những kẻ phàm ăn. Thức ăn phải sạch, thân thiện với môi trường. Các trang trại nuôi trồng không được phép làm ô nhiễm nguồn nước và các nhà sản xuất cũng không nên đầu tư nhỏ giọt cho vấn đề môi trường."
Theo ông, đây sẽ là một phong trào nhằm bảo vệ văn hóa ẩm thực địa phương truyền thống cũng như những nhà sản xuất nhỏ đang gặp khó khăn bằng một nhãn hiệu chung. "Slow Food" trở thành một thương hiệu được đăng ký.
"Ăn chậm" để làm gì?
Fast-food là các công nghệ chế biến thực phẩm siêu tốc, đốt cháy các quá trình lên men, chín muồi tự nhiên của thực phẩm, dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, Slow Food hấp dẫn vì mang lại được cho họ cảm giác thư thái khi thưởng thức những bữa ăn bổ dưỡng.
Đối với các cơ sở nông nghiệp, họ hoàn toàn không dùng các biện pháp nguy hiểm để kích thích tăng trưởng hay biến đổi thời vụ, không dùng hóa chất độc hại để tăng tốc các quá trình chế biến thực phẩm mà tìm cách trở lại các công thức cấy trồng chăn nuôi và chế biến thực phẩm dựa theo các quy luật thiên nhiên và tôn trọng môi trường.
Slow Food lan nhanh trên khắp các thị trường, nhà hàng và nhả sản xuất. Món phô mát nguyên kem Robiola di Roccaverano từ vùng Piedmont nhờ được Slow Food công nhận chính thức mà đã giúp hãng sản xuất tăng thu nhập, khôi phục du lịch trong khu vực.
Thách thức: Chỉ bảo vệ thành viên nhỏ lẻ, biết khi nào mới thành tầm cỡ?
Bước sang thế kỷ mới, Slow Food đã mang lại một thị trường mới đầy hấp dẫn cho hàng nghìn nhà nông và cơ sở sản xuất thực phẩm thủ công nhỏ lẻ. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, Slow Food dần bị coi là một tổ chức ẩm thực chỉ mang tầm trung lưu, kén chọn, hạn hẹp và rồi không thể lan rộng thêm nữa.
Tổ chức phải làm gì mà không mất đi những quan điểm ban đầu? Nên đi theo chiến thuật phổ cập, nhắm tới những siêu thị, nhà cung cấp quy mô hơn, hay vẫn giữ chiến lược "dĩ nông vi bản" với nguy cơ bị giới hạn trong một thị trường hạn hẹp?
Giải pháp: Vừa vươn lên cao, vừa vững cái gốc
"Hai trong một", đó là điều Slow Food hướng tới: vừa hấp dẫn những người sành ẩm thực, vừa làm việc được với những tổ chức lớn có liên quan như các nhóm bảo vệ môi trường, công bằng thương mại, công bằng xã hội...
Phong trào liền nhấn mạnh ba yêu cầu then chốt đối với thực phẩm là "chất lượng, sạch và xanh" đồng thời khẳng định sứ mệnh của mình là bảo vệ nền ẩm thực thân thiện với môi trường. Lời tuyên bố này vừa rõ ràng, vừa đủ "mơ hồ" để dung hòa quyền lợi của các thành phần có liên quan.
Do lượng người tiêu dùng quan tâm ngày một nhiều, Slow Food phải cố gắng duy trì được độ tin cậy và tính thống nhất. Tổ chức bèn thực hiện một chiến lược toàn cầu, lập nên các văn phòng đại diện cấp quốc gia, hợp tác với những cơ quan như Liên Hợp Quốc, thành lập Đại học Khoa học Ẩm thực và tổ chức các sự kiện quốc tế lớn như lễ hội đồ ăn chậm Salone del Gusto, từ đó "lôi kéo" được những tổ chức lớn đứng về phía mình.
Bên cạnh đó, Slow Food vẫn không ngừng quan tâm tới gốc rễ của mình đó là những nhà nông, nhà sản xuất tại địa phương.
Kết quả
Slow Food trở thành một phong trào rất được tôn trọng và xuất hiện tại 153 nước, vừa bắt tay được với các tổ chức quốc tế, vừa đảm bảo tiêu chí "lấy nhà nông làm gốc".
Tổ chức giúp hàng nghìn nhà nông, nhà bán lẻ thực phẩm đi lên, có tầm ảnh hưởng tới cả những lĩnh vực khác như du lịch, vận tải.
Bài học
- Một thương hiệu tập thể được coi là thành công khi đem lại được ý nghĩa mới (bảo vệ môi trường và sức khỏe) cho sản phẩm vốn có (đồ ăn truyền thống). Thương hiệu này được chính người tiêu dùng và thành viên tham gia chung tay hỗ trợ.
- Khi cần phát triển, thương hiệu tập thể đôi khi phải thay đổi hướng đi.
Thùy An