MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu hỏi luôn xuất hiện trong các buổi phỏng vấn xin việc, mang yếu tố quyết định nhưng không phải ai cũng biết cách trả lời

24-04-2023 - 07:23 AM | Sống

Câu hỏi này luôn được hỏi trong các buổi tuyển dụng nhưng không phải ai cũng biết cách trả lời!

Chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc không phải là điều dễ dàng. Là một huấn luyện viên nghề nghiệp đã giúp hàng trăm người đạt được mức lương lên đến hàng tỷ đồng, Natalie Fisher nhận thấy một trong những sai lầm lớn nhất mà các ứng viên mắc phải là không đặt ra những câu hỏi đủ sức nặng với nhà tuyển dụng.

Natalie Fisher là một chuyên gia nhân sự, huấn luyện viên nghề nghiệp - người giúp những người tìm việc truyền đạt giá trị của họ và giành được những vai trò có thu nhập hàng tỷ đồng.

Thay vào đó, họ bị ám ảnh bởi việc đưa ra những câu trả lời xác đáng với từng câu hỏi phỏng vấn từ phía nhà tuyển dụng. Để rồi đến cuối cùng, họ lại bị "đóng băng" bởi một câu hỏi vô cùng đơn giản mà HR hay đặt ra ở cuối buổi phỏng vấn: "Bạn có câu hỏi nào cho tôi không?".

Đây là câu hỏi đặc biệt mà Natalie Fisher cho rằng nên có trong mọi cuộc phỏng vấn xin việc. Với những viên có tiềm năng, họ hoàn toàn có thể nhận được lời đề nghị công việc ngay lập tức sau khi hoàn thành câu hỏi này.

Có thể nói, đây là câu hỏi hữu hiệu để bạn nói với nhà tuyển dụng về tiềm năng của mình rằng, bạn không chỉ là một người có khả năng làm việc ở mức tối thiểu mà còn có kế hoạch, tầm nhìn vượt ngoài kỳ vọng. Thêm vào đó, đây cũng chính là câu hỏi để bạn thể hiện sự tự tin của bản thân. Quá nhiều người không biết cách thể hiện cá tính trong một cuộc phỏng vấn. Nó sẽ tạo không gian để thảo luận và hình dung những gì có thể xảy ra cùng nhau nếu bạn được chọn.

Một câu hỏi luôn được hỏi trong các buổi phỏng vấn xin việc, quyết định xem bạn có được tuyển dụng hay không, nhưng chuyên gia: "Không phải ai cũng biết cách trả lời!"  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: The New York Times

Làm thế nào để tận dụng tối đa câu hỏi này?

Để phản hồi câu hỏi này, hãy chia sẻ cách bạn đã đạt được mục tiêu tương tự trong quá khứ. Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng nói với bạn: "Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu trong vòng sáu tháng, ứng viên mà chúng tôi tuyển bán sản phẩm được 100% sản phẩm của chúng tôi".

Nếu bạn có kinh nghiệm thực hiện ở lĩnh vực đó, bạn có thể nói: "Tôi đã làm được điều bạn vừa nói. Trong vòng sáu tháng kể từ khi bắt đầu công việc hiện tại, tôi đã đạt 150% chỉ tiêu thực tập sinh của công ty".

Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu như vậy, hãy trả lời bằng các câu hỏi tiếp theo thể hiện sự nhiệt tình của bạn trong việc thực hiện mục tiêu mà nhà tuyển dụng đặt ra. Trong ví dụ trên, bạn có thể hỏi xem có ai trong công ty của họ đã đạt được điều đó chưa và bí quyết để khiến họ thành công như vậy.

Sau đó, giải thích lý do tại sao bạn có những gì mà họ cần để hoàn toàn có thể đảm đương được yêu cầu mà nhà tuyển dụng: "Có vẻ như việc xây dựng các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh là điều cực quan trọng. Tôi đã làm việc này tại [các công ty X và Y] trong 5 năm qua. Tôi tự tin rằng tôi có thể mang họ đến đây với tư cách là khách hàng".

Một câu hỏi luôn được hỏi trong các buổi phỏng vấn xin việc, quyết định xem bạn có được tuyển dụng hay không, nhưng chuyên gia: "Không phải ai cũng biết cách trả lời!"  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: The New York Times

Làm thế nào để phát hiện "red flag"?

Red flag (cờ đỏ) là dấu hiệu cảnh báo về nguy hiểm tiềm tàng hoặc thảm họa có thể xảy ra. Trong văn hóa đại chúng, red flag thường dùng để ẩn dụ về người, mối quan hệ hoặc tình huống mà bạn nên đề phòng. Ở môi trường công sở cũng có rất nhiều "red flag". Theo một nghiên cứu cho thấy nơi làm việc độc hại làm tăng gấp ba lần nguy cơ trầm cảm của bạn.

Một câu hỏi luôn được hỏi trong các buổi phỏng vấn xin việc, quyết định xem bạn có được tuyển dụng hay không, nhưng chuyên gia: "Không phải ai cũng biết cách trả lời!"  - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: The New York Times

Trong tình huống này, bạn cũng có thể học được nhiều điều từ cách người quản lý tuyển dụng phản hồi. Nếu họ phản ứng tiêu cực với câu trả lời của bạn, điều đó có thể có nghĩa là họ không tiếp nhận suy nghĩ sáng tạo của bạn. Đó có thể là một môi trường trì trệ với không gian phát triển hạn chế.

Nếu họ đưa ra những mục tiêu không thực tế, đó có thể là do môi trường đòi hỏi quá nhiều ở nhân viên hoặc sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống kém. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng không chỉ phân tích xem bạn có phù hợp với vai trò đó hay không. Bạn cũng cần tự hỏi: “Liệu tôi có hạnh phúc khi ở công ty này không?”.

Bởi theo Vicki Salemi - diễn giả, tác giả đồng thời là chuyên gia cố vấn nghề nghiệp tại Mỹ cho biết: "Điều quan trọng là phải thường xuyên 'check' nơi làm việc của bạn vì văn hóa luôn thay đổi theo thời gian. Thay vì đột nhiên nhận ra bạn đang ở trong một môi trường độc hại và muốn rời đi càng sớm càng tốt, hãy ý thức về việc kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng nó vẫn phù hợp với các giá trị của bạn và là một nơi lành mạnh để làm việc".

Theo CNBC

Theo Đông

Trí thức trẻ

Trở lên trên