CEO GSM tiết lộ hãng taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ tiến sang Campuchia sau Tết Nguyên đán 2024
GSM đã triển khai dịch vụ taxi tại thị trường nước ngoài đầu tiên là Lào.
- 22-11-2023CEO GSM: Tại các khu vực có taxi hợp tác cùng GSM, giữa xe xăng và xe điện, khách hàng đa phần chọn xe điện
- 22-11-2023CEO Trần Minh Tuấn: “Data Driven mở khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp TMĐT”
- 22-11-2023Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam: Mục tiêu NET ZERO 2050 là thách thức lớn nhưng không phải nhiệm vụ bất khả thi
Bên lề Hội thảo "Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình" do trang tin kinh tế tài chính CafeF thuộc CTCP VCCORP sáng 22/11, ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) đã tiết lộ thị trường nước ngoài tiếp theo mà công ty nhắm tới sau nước đi tại Lào. Cụ thể, nước láng giềng Campuchia sẽ là điểm đến được chọn. "Sau Tết Nguyên đán 2024, chúng tôi sẽ khai trương dịch vụ taxi Xanh SM tại thị trường Campuchia", ông Nguyễn Văn Thanh nói. Ngoài ra công ty cũng đang nghiên cứu thêm một số thị trường khác.
Hồi đầu tháng này, Xanh SM đã có lần đầu tiến ra nước ngoài khi khai trương dịch vụ taxi điện tại Lào. Đơn vị này dự kiến mang đến thị trường láng giềng của Việt Nam 1.000 chiếc VinFast VF 5 Plus. Dịch taxi điện của GSM sẽ hoạt động tại thủ đô Vientiane và một số tỉnh, thành phố khác như Luang Prabang, Savannakhet, Champasak ... trong các giai đoạn tiếp theo.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Thanh cũng chia sẻ sau 7 tháng đi vào hoạt động, Xanh SM hiện đang có tổng cộng 20.000 tài xế taxi và xe máy điện và hiện diện tại 25 tỉnh/thành phố. Đến cuối tháng 11/2023 GSM có thể đạt khoảng 15 triệu lượt khách hàng sử dụng dịch vụ.
GSM đã mang đến việc làm và cơ hội phát triển, chuyển đổi xanh cho hơn 20.000 tài xế taxi và xe máy điện. Hãng taxi này đã có mặt tại 2 quốc gia, Việt Nam và Lào. Theo tính toán dự theo nghiên cứu của EPA, GSM đã thực hiện 70 triệu km Xanh di chuyển trong vòng 7 tháng, sẽ tương đương với giảm thải 13,4 triệu kg C02, tương đương hơn 600.000 cây xanh được trồng.
Theo ông Thanh, GSM ra đời trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động xấu tới con người. Việt Nam đứng thứ 36/177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang thể hiện rõ quyết tâm của mình trong hành trình xanh hoá, đặc biệt là cam kết hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trên thực tế, mô hình taxi điện của GSM không mới mà đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực. Tại Ấn Độ, đó là Ola, Uber; tại Hàn Quốc có Kakao Mobility; tại Indonesiacos Bluebird hay Trung Quốc có DiDi. Những doanh nghiệp này đều đã sử dụng xe ô tô điện để vận chuyển hành khách. Tuy nhiên, GSM là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% xe điện (bao gồm ô tô và xe máy) vào toàn bộ hoạt động kinh doanh, từ chở khách đến chở hàng.
Nói về tiềm năng và tính bền vững của mô hình taxi điện, vị CEO của GSM cho biết, trung bình doanh thu của một xe taxi và xe máy điện của GSM hiện nay đang bằng một xe xăng, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng. Trong khi đó, một dữ liệu cho thấy doanh thu từ thị trường taxi khoảng 600 triệu USD và xe ôm là 2,5 tỷ USD/năm. Khách hàng đang có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ chất lượng cao và phát triển bền vững. Con số này cho thấy, cơ hội có lớn cho dịch vụ xe điện chất lượng cao vẫn còn nhiều dự địa phát triển.
An ninh Tiền tệ
Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)