CEO VCCorp: Việt Nam có khả năng tạo ra những sản phẩm công nghệ hàng đầu không? Có khả năng, nhưng nhiều doanh nghiệp dù muốn lại không dám làm!
Tồn tại đầu tiên khiến các sản phẩm sáng tạo dựa trên công nghệ bị vướng mắc là tư duy cũ. "Liệu một xã hội khủng long có thể xây dựng khung pháp lý, cấp giấy phép cho loài người không?", Nguyễn Thế Tân, TGĐ VCCorp nói. Phần chia sẻ của ông Tân tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nhận được rất nhiều tràng pháo tay ủng hộ của hàng trăm khán giả.
- 09-05-2019TS. Nguyễn Xuân Thành: Việt Nam mới chỉ thoát nghèo, làm thế nào để thoát được bẫy thu nhập trung bình?
- 09-05-2019Những cung bậc cảm xúc tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019
- 09-05-2019Cựu cố vấn Tổng thống Hàn Quốc bật mí bí quyết thoát bẫy thu nhập trung bình và bài học cho Việt Nam
Ông Nguyễn Thế Tân cho biết hiện các công ty công nghệ hàng đầu thế giới chủ yếu tập trung ở Mỹ và Trung Quốc. Các công ty này đứng đầu về số người sử dụng, doanh số, tầm ảnh hưởng, giá thị trường và công nghệ sở hữu.
"Họ chia thành hai nhóm", ông Tân nói. Nhóm 1 là những doanh nghiệp như Google, Facebook – tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới, giải quyết các vấn đề mới.
"Trước khi Google xuất hiện, không ai biết trên đời có công cụ tìm kiếm giúp họ tìm thấy mọi thứ trên Internet. Tương tự thế, trước Facebook, thế giới không tồn tại khái niệm mạng xã hội. Và khi ta biết những thứ này là cái gì, thì những doanh nghiệp này đã chiếm lĩnh thế giới rồi!", ông Tân chia sẻ.
Nhóm thứ hai là những doanh nghiệp như Amazon, Uber, Grab...là những doanh nghiệp sử dụng công nghệ để giải các bài toán cũ.
"Uber, Grab là những điển hình. Họ giúp các phương tiện nhàn rỗi tham gia vào mạng lưới vận tải hành khách. Điều này khiến cho nguồn cung vận tải tăng lên, khiến giá thành giảm xuống, chất lượng dịch vụ tăng lên. Nhu cầu của người tiêu dùng là cũ, nhưng nền tảng giải quyết lại rất mới".
Chính bởi vậy, hai nhóm doanh nghiệp đã phát triển, trở thành những người khổng lồ, theo đại diện VCCorp.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tạo điều kiện cho các sản phẩm sáng tạo dựa trên công nghệ phát triển. Điều đầu tiên được ông Tân thẳng thắn chỉ ra là nút thắt về tư duy cũ.
"Liệu một xã hội khủng long có thể xây dựng khung pháp lý cho loài người, cấp phép cho sinh vật dạng người được tồn tại? Loài người sinh ra không nhờ giấy phép đó mà là do khủng long biến mất", ông Tân nói trong tiếng vỗ tay của hàng trăm khán giả bên dưới.
Ông Tân khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể làm được những sản phẩm như các quốc gia phát triển. Bởi Vingroup với nhà máy sản xuất tự động hoá 4.0 thần tốc, Viettel trở thành đơn vị thứ 5 trên thế giới sản xuất được thiết bị 5G… là những minh chứng điển hình.
"Phần nội dung số chúng ta có VNG với Zalo, VCCorp với nền tảng quảng cáo bằng công nghệ, cạnh tranh bình đẳng, thậm chí có chút phần thắng lợi với Facebook, Google", ông Tân nói.
Việt Nam còn có nhiều tiềm năng hơn thế, theo ông Tân. Bởi lẽ vẫn còn tồn tại hàng trăm công ty khác trong cùng lĩnh vực, hàng trăm ngành lập trình viên outsource. Những lập trình viên này chỉ đang chờ một "bài toán lớn", "một doanh nghiệp lớn" để quay về.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại, trong khi các công ty công nghệ trên thế giới được hưởng nhiều ưu đãi thì quy định ở Việt Nam cho nhóm doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế.
Lấy ví dụ về thuế, nếu ở Trung Quốc, Alibaba, Tencent hay Baidu có mức thuế âm, Amazon ở Mỹ lợi nhuận 11 tỷ USD đóng thuế 0 đồng... thì ở Việt Nam, những doanh nghiệp như VCCorp phải đóng thuế từ 15 – 20% doanh thu.
"VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp rất cao", ông Tân nói. Cả khán phòng tiếp tục vỗ tay hưởng ứng nhận xét này của ông.
Bên cạnh vấn đề về thuế, ông Tân cũng cho rằng nhiều chính sách khác cũng không hợp lý, thiên về các doanh nghiệp đa quốc gia hơn là doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp muốn phát triển công nghệ nhưng không dám làm, ông cho biết.
TGĐ VCCorp đã đề xuất ra 3 cơ chế ứng xử với cái mới. Thứ nhất, với những thứ rõ ràng, như Grab chẳng hạn, có thể tách ra thành một hạng mục riêng để quản lý. Với những thứ chưa rõ ràng lắm thì sử dụng cách tiếp cận sandbox: khoanh vùng phạm vi, thời gian để cho thí điểm. Còn với những hình thức đặc trưng, hóc búa như tiền ảo, cần có một đặc khu ảo để vừa thí điểm nhưng hạn chế được rủi ro.
Ông Tân cũng đề xuất coi ngành nội dung số là kinh tế trọng điểm, phát triển thị trường trong nước bằng cách coi trọng các công ty Việt phục vụ thị trường nội địa.
"Ngoài ra chúng ta cũng nên xem lại tư tưởng đánh thuế là để thu thật nhiều hay để ngành phát triển rực rỡ", ông Nguyễn Thế Tân nói thêm.
Phần trình bày của CEO VCCorp tại Diễn đàn quốc gia phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam 2019
Trí Thức Trẻ
- Ông Nguyễn Thành Nam: Cái đang yếu nhất trong Make in Vietnam là chúng ta không biết chúng ta có vấn đề gì!
- Ông Nguyễn Thành Nam: Việt Nam đang đứng trước thời cơ "giành độc lập” về công nghệ!
- Doanh nghiệp công nghệ gặp khó gì với “Make in Vietnam”?
- Những lãnh đạo châu Á đánh dấu hành trình cải cách công nghệ, khát vọng đưa quốc gia “hóa hổ, hóa rồng”
- Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam: Công dân, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam vừa là động lực, vừa là người hưởng thành quả của kinh tế số!